Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Được sự tạo điều kiện của ngành chức năng, nhiều hộ nông dân ở TP. Pleiku đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau khi trồng rau thủy canh thành công, năm 2022, anh Đinh Quang Tuấn (tổ 2, phường Thống Nhất) mở rộng diện tích để trồng dâu tây theo hướng công nghệ cao. Vườn dâu sử dụng hệ thống tưới tự động tiết kiệm được điều khiển bằng điện thoại thông minh. “Hiện gần 3 sào dâu tây của tôi xuất bán ra thị trường trên 30 kg/ngày với giá 200-300 ngàn đồng/kg”-anh Tuấn nói.

Với định hướng xây dựng mô hình trồng rau, hoa thương phẩm và cung cấp giống rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên 3 ha đất, gia đình ông Võ Thành Hải (thôn 2, xã An Phú) cùng một số hộ nông dân góp vốn xây dựng nhà màng, mua sắm máy móc, thiết bị và hệ thống tưới tiêu. “Năm 2020, sau khi đầu tư 3 tỷ đồng vào mô hình này, chúng tôi đã từ bỏ cách thức canh tác cũ, từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Trồng rau, hoa trong nhà lồng sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bệnh, côn trùng từ bên ngoài, từ đó có thể trồng được nhiều loại khác nhau, cho chất lượng và năng suất cao hơn. Mỗi ngày, chúng tôi xuất khoảng 5 tạ rau và hàng ngàn cây giống chất lượng cao”-ông Hải cho biết.

Gia đình anh Bùi Văn Trọng (thôn 4, xã An Phú) áp dụng thành công kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cát tường trong nhà lồng theo hướng công nghệ cao. Ảnh: Mai Ka

Gia đình anh Bùi Văn Trọng (thôn 4, xã An Phú) áp dụng thành công kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cát tường trong nhà lồng theo hướng công nghệ cao. Ảnh: Mai Ka

Tương tự, gia đình anh Bùi Văn Trọng (thôn 4, xã An Phú) cũng đã áp dụng thành công kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cát tường trong nhà lồng. “Những năm trước, tôi cũng có trồng loài hoa này nhưng hiệu quả không cao. Sau khi được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku hướng dẫn, năm 2022, tôi đăng ký tham gia mô hình trồng hoa cát tường trong nhà lồng. Với trên 300 triệu đồng đầu tư ban đầu, tôi được Nhà nước hỗ trợ 40% giống, phân bón, nhà màng và hệ thống tưới. Với 1 sào hoa cát tường trồng trong nhà màng, gia đình tôi thu được trên 120 triệu đồng”-anh Trọng cho hay.

Theo bà Nguyễn Thị Hiệp-Chủ tịch UBND xã An Phú, toàn xã hiện có gần 16 ha rau, hoa được trồng trong nhà lồng. Nhà lồng giúp hạn chế các yếu tố bất lợi của thời tiết, ngăn côn trùng xâm nhập. Ngoài ra, nông dân áp dụng công nghệ tiên tiến về tưới tiêu, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc… nên đảm bảo sản phẩm an toàn.

“Chính quyền địa phương cũng tiến hành kết nối, giới thiệu để người dân đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả. Chúng tôi hy vọng người dân sẽ nhân rộng các mô hình trồng hoa, rau theo hướng công nghệ cao để đạt hiệu quả tốt nhất”-bà Hiệp nhấn mạnh.

Thành phố Pleiku hiện có trên 18.000 ha đất nông nghiệp. Những năm qua, ngành nông nghiệp thành phố từng bước phát triển theo hướng hiện đại như: sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; áp dụng quy trình sản xuất ICM, IPM; tưới tiết kiệm nước; sản xuất nông nghiệp thủy canh… Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh bởi các điều kiện cần thiết như: vốn, thị trường, kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ... còn hạn chế. Giai đoạn 2021-2025, thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại xã An Phú và Chư Á, sau đó sẽ nhân ra diện rộng.

Hiện nay, việc xây dựng các mô hình sản xuất hoa, quả an toàn trong nhà lồng theo hướng công nghệ cao được nông dân đặc biệt quan tâm, ứng dụng. Ảnh: Mai Ka

Hiện nay, việc xây dựng các mô hình sản xuất hoa, quả an toàn trong nhà lồng theo hướng công nghệ cao được nông dân đặc biệt quan tâm, ứng dụng. Ảnh: Mai Ka

Bà Lê Thị Mỹ Dung-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố-thông tin: Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 5-7-2021 của Thành ủy Pleiku (khóa XII) về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Trung tâm phối hợp với các xã, phường lựa chọn triển khai các mô hình trồng hoa, rau, cây ăn quả trong nhà màng theo hình thức Nhà nước hỗ trợ từ 40% nhà màng, giống, phân bón… tại xã An Phú.

Thành công bước đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao và áp dụng phương pháp sản xuất theo hướng bền vững đã tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm; là cơ sở để bà con nông dân có nhiều sự lựa chọn giống và phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.