Từ 1-1-2018: Nhiều tội danh không còn án tử hình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi,  từ 1-1-2018, một số tội danh không còn áp dụng mức án tử hình như tội: Cướp tài sản; Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm; Phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Đầu hàng địch…

Về Tội cướp tài sản, BLHS 1999 nêu rõ, cướp tài sản là hành vi dùng, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người, chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người tội phạm có thể bị tử hình. Tuy vậy, theo BLHS 2015, mức phạt cao nhất đối với tội danh này là tù chung thân.

Phân tích về lý do bỏ tử hình đối với Tội cướp tài sản, Luật sư Nguyễn Thị Thu – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, bản chất của tội cướp tài sản là tước đoạt quyền sở hữu tài sản của người khác bằng vũ lực hoặc bằng các hành động khác tấn công nạn nhân làm cho họ không thể chống cự được. Mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt tài sản của người khác chứ không phải là xâm phạm tính mạng, sức khỏe. Việc gây thương tích hoặc làm chết người khi thực hiện hành vi cướp không nằm trong ý định chủ quan của người phạm tội này. Hơn nữa, không phải mọi trường hợp phạm tội cướp tài sản đều gây chết người, nên việc áp dụng hình phạt tù chung thân đối với tội phạm này đã đủ tính răn đe. 

 

Đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị tù chung thân.
Đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị tù chung thân.

Về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh theo BLHS 1999, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh sẽ bị mức phạt thấp nhất là 2 năm tù, cao nhất là tử hình. Song trong BLHS 2015, tội danh này có mức án cao nhất là tù chung thân. “Suy cho cùng thì tội phạm này mang tính chất kinh tế, vì vụ lợi, người thực hiện hành vi phạm tội này nhằm mục đích thu lợi nên mức hình phạt này là thích đáng” - Luật sư Nguyễn Thị Thu nhận định.

Đối với Tội đầu hàng địch, BLHS 1999 quy định, người là chỉ huy hoặc sĩ quan trong chiến đấu mà đầu hàng địch, giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng; lôi kéo người khác phạm tội; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt cao nhất là tử hình. Với cùng hành vi này, BLHS 2015 quy định mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Về Tội chống mệnh lệnh, hình phạt cao nhất với người phạm tội theo BLHS 1999 là tử hình. Song Bộ luật Hình sự 2015 lại quy định, người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền thì bị phạt tù từ 6 tháng-5 năm. Nếu phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người chống mệnh lệnh bị phạt tù từ 12 -20 năm hoặc tù chung thân.

Nhận xét về sự thay đổi này, Luật sư Nguyễn Thị Thu cho rằng, tội chống mệnh lệnh và tội đầu hàng địch là những tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng hậu quả mà hành vi phạm tội này gây ra  có thể không nằm trong ý muốn chủ quan của người phạm tội. Thậm chí khi thực hiện hành vi, bản thân người phạm tội chưa hình dung được hết những hậu quả có thể xảy ra. Mặt khác, trong hoàn cảnh chiến tranh, con người dễ rơi vào trạng thái hoang mang, hoảng hốt, nỗi lo sợ lấn át lý trí nên có thể chống mệnh lệnh được giao hoặc vì sợ chết mà đầu hàng địch. Do đó, hình phạt tù chung thân đối với các tội phạm này đã đủ nghiêm khắc.

Đối với Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, BLHS 1999 quy định người nào phá hủy công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế…mà có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị tử hình. Còn tại Bộ luật Hình sự 2015, tội này quy định mức án cao nhất là tù chung thân.

Cũng theo Luật sư Nguyễn Thị Thu, đối tượng xâm hại của tội này là tài sản dưới dạng các công trình, phương tiện có tầm quan trọng về an ninh quốc gia, trước đây đều thuộc sở hữu nhà nước, nhưng nay lại thuộc nhiều sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhau. Mặt khác, thực tiễn cũng cho thấy trong nhiều năm qua, hình phạt tử hình đối với những người phạm tội này hầu như không được áp dụng. Vì vậy, hình phạt cao nhất là tù chung thân đối với tội phạm này là hợp lý.

Huệ Linh/ANTT

Có thể bạn quan tâm

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.