Trời ngả về chiều. Trong lớp sương mù bảng lảng bay trên đỉnh đồi làng Đăk Chum I (xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum), vợ chồng anh Nguyễn Thanh Tuấn (47 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (46 tuổi) cùng gần chục người khác đang miệt mài chăm sóc vườn dâu tây. Những luống dâu xanh mướt với quả đỏ mọng trải dài trên đỉnh đồi Đăk Chum I là hướng đi mới, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương.
Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nông, dù đang là công chức nhưng vợ chồng anh chị Trần Đức Nam (44 tuổi) và Đặng Thu Hiền (38 tuổi) vẫn không thể buông bỏ khu vườn đất đỏ bazan phì nhiêu ở thôn Lộc Quý, xã Xuân Thọ (Đà Lạt, Lâm Đồng) mà người thân đã canh tác hàng chục năm qua.
Với 1ha đất trồng dâu tây giống Nhật Bản, sau mỗi vụ thu hoạch đã mang lại cho gia đình chị Nguyễn Thị Bảy, tiểu khu 14 (thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) nguồn thu hơn 500 triệu đồng từ việc bán quả dâu tây chín đỏ như màu quả gấc này.
(GLO)- Sau nhiều năm vừa làm vừa nghiên cứu rút kinh nghiệm, ông Đinh Cương (thôn 1, xã An Phú, TP. Pleiku) đã thực hiện thành công mô hình trồng dâu tây bằng chế phẩm hữu cơ sinh học. Trên diện tích hơn 1 sào đất, những luống dâu tây căng mướt đang vào kỳ ra hoa, hứa hẹn đem đến một mùa bội thu.