Tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM mà không thực hiện thí điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đề án và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
TP.HCM là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; là đầu tàu, động lực, có sức thu hút, lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.
Trong quá trình phát triển, TP.HCM vẫn gặp những trở ngại, bất cập, chưa phát huy hết tiềm năng của mình do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở TP.HCM chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của một đô thị đặc biệt về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư, địa giới hành chính,....
Thống kê năm 2019, Thành phố có trên 9 triệu dân, với quy mô dân số, kinh tế và cường độ hoạt động kinh tế lớn nhất cả nước, yêu cầu đặt ra là các quyết định quản lý hành chính của chính quyền Thành phố phải được triển khai đến chính quyền cơ sở, đến người dân, doanh nghiệp nhanh và kịp thời, đồng bộ, khắc phục tình trạng cấp trung gian triển khai và hướng dẫn lại. 
Trước yêu cầu quản lý kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, dân cư phát triển nhanh đòi hỏi cần tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tinh gọn, hiện đại, có năng lực lập quy hoạch, kế hoạch, sử dụng hiệu quả các tài nguyên, phát triển các dịch vụ hạ tầng đồng bộ.
Từ năm 2009 đến năm 2016 tại TP.HCM đã thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân ở tất cả các huyện, quận, phường theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) và các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
Đánh giá tổng kết hơn 06 năm thực hiện thí điểm tại TP.HCM đã cho thấy nhiều kết quả tích cực như: thực hiện tinh gọn bộ máy, giảm tầng nấc trung gian nhằm giúp việc triển khai các quyết định hành chính ở đô thị được nhanh hơn, khắc phục sự trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp, tiết kiệm ngân sách, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của Nhân dân ở cơ sở; hoạt động giám sát tiếp tục được phát huy thông qua các vị Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân Thành phố, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
"Vì vậy, để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới; phát huy những kinh nghiệm và kết quả đạt được trong thời gian thực hiện thí điểm trước đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để triển khai thực hiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị tại TP. HCM" – Dự thảo nhấn mạnh.

Không thực hiện thí điểm
Không thực hiện thí điểm
Mục tiêu của Nghị quyết là tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị tại TP.HCM tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả dưới sự lãnh đạo của Đảng và bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân; phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính minh bạch trong quản lý của chính quyền Thành phố; huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Tên gọi của dự thảo Nghị quyết là "Tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM". Tên gọi này không có từ "thí điểm". Một trong những lý do được đưa ra là, trước đây TP. HCM là một trong 10 địa phương thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Kết thúc giai đoạn thí điểm, Thành phố đã tổng kết việc thực hiện thí điểm và rút ra các bài học kinh nghiệm. Đây là một trong các cơ sở để Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM mà không thực hiện thí điểm.
Dự thảo Nghị quyết gồm 12 điều, quy định việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM; cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân quận; nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thuộc TP.HCM…
Để đảm bảo tính liên tục và không tạo khoảng trống trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của chính quyền địa phương ở quận và phường tại TP.HCM, dự thảo Nghị quyết đã quy định một số nội dung chuyển tiếp. Cụ thể: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, phường nhiệm kỳ 2016-2021 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30/6/2021; kể từ ngày 01/7/2021, trường hợp chưa bổ nhiệm được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, phường nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi được bổ nhiệm mới; việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân quận, phường đang có hiệu lực thi hành, chưa có văn bản quy phạm pháp luật khác thay thế hoặc chưa bãi bỏ.
Trước đó, ngày 12/10/2020 tại Phiên họp lần thứ 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, xem xét và đa số các thành viên thống nhất với Tờ trình của Chính phủ về việc thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM theo quy định của Luật hiện hành mà không thực hiện thí điểm; tất cả các thành viên thống nhất với việc trình Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết tại một kỳ họp theo trình tự, thủ tục rút gọn tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. 
Theo Đức Minh (Dân Việt)

https://danviet.vn/to-chuc-chinh-quyen-do-thi-tai-tphcm-ma-khong-thuc-hien-thi-diem-20201025091306607.htm

Có thể bạn quan tâm

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Ngày 26-4, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.
Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.