Tiền tiêu rủng rỉnh nhờ đầu tư làm tinh bột nghệ trắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Biết được những dược tính tuyệt vời của củ nghệ trắng, chị Phạm Thị Mỵ Nương, SN 1990 (ở xã Tiên Ngọc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) đã đầu tư thiết bị máy móc, thương mại hóa các sản phẩm từ loại củ này mang lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.

Chị Phạm Thị Mỵ Nương, ở xã Tiên Ngọc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam khởi nghiệp thành công nhờ củ nghệ trắng.
Chị Phạm Thị Mỵ Nương, ở xã Tiên Ngọc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam khởi nghiệp thành công nhờ củ nghệ trắng.
"Sau khi sinh, người mẹ thường được bồi bổ nhiều món ăn khác nhau, nhưng hình như chỉ có ở Tiên Phước, người ta dùng tinh bột nghệ trắng làm thực phẩm bồi bổ chính. Ban đầu tôi uống để gia đình yên tâm, nhưng sau đó thấy công dụng rõ rệt. Hỏi ra mới biết, người dân địa phương mỗi khi mệt mỏi đều dùng tinh bột nghệ trắng uống để lấy lại sức", chị Nương nói.
Chị Nương cho rằng, tinh bột nghệ trắng ít được thị trường biết đến là do cách chế biến mất khá nhiều thời gian, lại không đảm bảo vệ sinh nên chị không ngần ngại đầu tư máy móc hiện đại để sản xuất. Chị nhập máy rửa củ, máy xay vắt liên hoàn, máy sấy lạnh, máy xay bột khô siêu mịn và máy hút chân không, đóng gói. Khi sản xuất ra lô hàng đầu tiên, chị lấy tên sản phẩm là tinh bột ngải, vì đây là tên bản địa mà người dân Tiên Phước thường gọi.

Củ nghệ trắng với những dược tính tuyệt vời tốt cho sức khỏe, được người tiêu dùng đón nhận.
Củ nghệ trắng với những dược tính tuyệt vời tốt cho sức khỏe, được người tiêu dùng đón nhận.
Tuy nhiên, khi đưa ra thị trường, chị vấp phải một khó khăn là rất ít người biết đến củ ngải, dù chị triển khai nhiều chiến lược truyền thông, marketing sản phẩm nhằm giới thiệu đến khách hàng.
"Vài tháng liên tiếp, đơn hàng của tôi bị đứng lại, không xuất đi được. Có chăng là người dân Tiên Phước vô tình thấy hàng của mình thì họ mua ủng hộ sản phẩm địa phương còn khách lạ gần như không có. Tôi nhìn lại cái sai ở đây là tên sản phẩm, dù mang ý nghĩa địa phương nhưng không phổ thông thì cũng không ai biết đến. Chính vì vậy, tôi đã đổi lại tên sản phẩm, đổi lại toàn bộ nhãn mác, bao bì thành tinh bột nghệ trắng", chị Nương chia sẻ.

Tinh bột nghệ trắng có giá bán 700 nghìn đồng/kg.
Tinh bột nghệ trắng có giá bán 700 nghìn đồng/kg.
Hiện nay, chị Nương đã liên kết với 10 hộ dân, triển khai trồng nghệ trắng trên 7ha. Ước tính sau 2 năm trồng, chăm sóc, 1 ha sẽ thu hoạch khoảng 20 tấn nghệ tươi; 1 tấn nghệ tươi sẽ sản xuất được 40kg tinh bột nghệ. Với giá bán hiện tại là 700 nghìn đồng/kg tinh bột nghệ trắng, sản phẩm với thương hiệu Tiên Ngọc NOSA của chị Nương đã có mặt trên kệ hàng của các đại lý tại TP Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và TP Hải Phòng.
Nhờ việc sản xuất tinh bột nghệ trắng hàng năm đem lại nguồn thu nhập từ 300-400 triệu đồng mỗi năm, đã giúp chị Nương và gia đình ổn định được cuộc sống.
Được biết, sản phẩm tinh bột nghệ trắng của chị Nương đã tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Nam năm 2020, hiện đang chờ hội đồng thẩm định, đánh giá công nhận sản phẩm OCOP.
Trần Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.