Thi thiết kế biểu trưng lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Đak Lak vừa phát động cuộc thi thiết kế biểu trưng (logo) lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2017
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2017 (ảnh nguồn internet)
Theo đó, biểu trưng dự thi phải có tính khái quát, thể hiện được ý nghĩa, đặc trưng của lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, của Đak Lak và Tây Nguyên, đạt yêu cầu về thẩm mỹ, độc đáo, ấn tượng, thể hiện được các giá trị văn hóa, tinh thần đoàn kết, hội nhập. Tác phẩm dự thi vẽ tay hoặc đồ họa in trên giấy A4, không trùng lặp với biểu trưng nào đã có trong nước và quốc tế. Tác phẩm có chiều rộng nhất là 15 cm, không quá 3 màu. Biểu trưng phải bao gồm cụm từ chính “Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột” kèm cụm từ phụ trợ bằng tiếng Anh “Buôn Ma Thuột Coffee Festival”. Ngoài ra, các tác giả cũng phải có một bản thuyết minh ý tưởng thiết kế biểu trưng (bỏ trong phong bì đánh mã số tự chọn trùng với mã số của biểu trưng) kèm theo hồ sơ dự thi.
Ban tổ chức sẽ chọn và trao 1 giải nhất (trị giá 50 triệu đồng) và 5 giải khuyến khích (mỗi giải 10 triệu đồng). Tác phẩm đạt giải nhất sẽ được chọn làm biểu trưng chính thức của lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột. Từ nay đến hết ngày 15-9-2018, các tác giả tham gia gửi tác phẩm dự thi về: Ban tổ chức cuộc thi thiết kế biểu trưng lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, Phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Đak Lak, số 48 Nguyễn Tất Thành, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak.
Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.