Theo cánh ong bay

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thời rừng còn nguyên sinh, ong thả sức múa vui bay lượn cùng trăm sắc hoa. Hiền lành gần gũi thân thương nhất là các loài ong mật. Gọi là ong mật vì những loài ong này biết dự trữ mật hoa làm cái ăn quanh năm. Còn ong soi là “lính trinh sát” chuyên đi dò tìm nơi có thể làm tổ để về báo cho ong chúa tách đàn đến trú ngụ.
Ong mật có ong khoái, ong ruồi (ong bộng) và ong muỗi. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa ong khoái và ong ruồi. Ong khoái là loài làm tổ trên cành cây, thõng xuống trần trụi giữa trời đất. Đây là loài ong to nhất trong các loài ong mật, cũng là thứ ong mật dữ dằn nhất. Khi tổ ong mọng đầy thứ mật đặc sánh thơm ngon màu hổ phách, đàn ong khoái bỗng trở nên hung dữ khác thường. Có những đàn ong khoái đuổi người lấy mật về tận nhà. Thậm chí có người lặn xuống nước dưới lòng khe suối, ong khoái vẫn theo bóng đuổi đến cùng.
Mùa mật là mùa ong sinh sôi nảy nở, tăng số lượng đàn. Khi số lượng quá đông đúc, bầy ong sẽ chia đàn. Ong khoái chia đàn sẽ bu vào một cành cây cao vút mà chúng ưa thích, rồi từ đó xây tầng mà thành tổ mới. Người chưa giỏi về ong thường nhầm ong khoái mới cặp cành làm tổ với ong ruồi di cư. Ong ruồi khi tách đàn đi quá xa mỏi cánh chúng vẫn thường dừng chân tạm nghỉ ngơi trên những cành cây như vậy.
Người Nam Bộ có thói quen đặt kèo bằng cây tràm để gọi ong khoái về làm tổ, cho mật. Đó là vùng đất duy nhất biết dụ và nuôi dưỡng ong khoái lấy mật.
Còn ong muỗi là loài ong mật nhỏ nhất, ít quân nhất. Loài này thường làm tổ trần dưới các lùm cây bụi sim, mua. Ong muỗi về hình dáng cũng giống ong khoái và ong bộng nhưng nhỏ hơn rất nhiều, nhỏ hơn cả con ruồi nên gọi là ong muỗi. Tổ ong muỗi bé tí tẹo như bàn tay, cả đàn chỉ dự trữ được vài ba ly mật. Đây là loài ong hoang dã, không thuần hóa nuôi lấy mật được.
Nuôi ong lấy mật là nghề phát triển mạnh ở Gia Lai. Ảnh: Giang Phương
Nuôi ong lấy mật là nghề phát triển mạnh ở Gia Lai. Ảnh: Giang Phương
Trong 3 loài ong cho mật, chỉ có ong ruồi (ong bộng) là bắt được chúa để thuần hóa nuôi lấy mật. Ong ruồi nhỏ hơn ong khoái nhưng lớn hơn ong muỗi. Trong đàn ong ruồi có 3 loại là ong chúa, ong thợ và ong đực. Ong chúa to nhất, phần thân đuôi dài cong như lưng tò vò, cánh ngắn. Trên thân ong chúa phủ một lớp lông tơ màu nâu sáng. Đó là con ong duy nhất đẻ trứng tạo đàn và chỉ huy tất cả đàn ong. Ong thợ thân thon gọn màu nâu nhẹ, cơ thể chia rõ ba phần đầu thân đuôi, khá cân đối. Ong thợ suốt ngày đi tìm hoa lấy mật, lấy phấn hoa nuôi đàn, làm mọi việc vì sự tồn tại lớn mạnh của đàn ong. Ong đực ngắn mà to tròn, toàn thân đen nhưng nhức. Vào mùa sinh sản, ong đực xuất hiện nhiều, sau đó thì tự chết mà vắng bóng. Khi chia đàn, ong chúa cũ chia đôi quân mà đem đi đến cư trú trong cái tổ mới, để lại tổ cũ cho chúa non.
Cuối xuân đầu hè, trên những đồi hoang vắng ngắt, bỗng nổi lên những âm thanh vu vu như cơn gió thổi vọng xuống từ trời xanh xa thẳm, ngước lên là một đám ong di cư. Đó là khi đàn ong ruồi đã no mật, đủ phấn, tăng đàn tột đỉnh thì ong chúa cũ chia đôi đàn mang đi, gọi là ong sẻ đàn. Mỗi khi thấy đàn ong sẻ đàn trên đồi sim bát ngát mênh mang, bọn trẻ trâu chúng tôi chỉ cần nhanh tay vơ nắm đất cát tung lên giữa bầy ong vần vũ di trú, lập tức cả đàn ong sẽ khựng lại. Nhanh mắt nhìn xuống đất, trên thảm cỏ cây sẽ có đôi con ong xúm xít. Ở đó, ong chúa lẩn nhanh trong lá cỏ được các con ong hộ vệ che chắn kín đáo. Cả đàn ong lập tức quần tụ thành vòng trên bầu trời, tiếng vo vo, vù vù mạnh lên. Rồi cả đàn quây tròn hạ thấp, lần lượt những con ong trong đàn đáp xuống bu quanh ong chúa.
Trong đàn ong, ong chúa là con lớn nhất, lưng đuôi dài, thân nặng, cánh ngắn nên khi bị những hạt cát ném vào sẽ rơi xuống đất đầu tiên. Muốn bắt đàn ong ấy phải nhanh mắt nhanh tay tóm ngay từ khi ong chưa kịp xuống quá nhiều. Túm lấy con chúa, rứt sợi tóc con gái cột vào cái chân sau của nó, buộc vào cái nón lá, trong phút chốc cả đàn ong sẽ theo chúa bu kín xung quanh. Để nuôi ong mật, dân miền sơn cước thường chuẩn bị sẵn những khúc gỗ bộng cây tràu-một loại cây rừng mọc ven suối có nhựa thơm, ong rất thích làm tổ. Đưa đàn ong về bỏ vào bộng là được một đàn ong mật nuôi trong nhà.
Tuy nhiên, thú vị nhất vẫn là cách bắt ong soi. Đó là bậc thầy phong thủy, là “thầy bói, thầy địa” của đàn ong, là kẻ tiên phong tìm tổ ấm khi có vấn đề phải di cư như tách đàn, bốc bay để tránh tai họa... Đầu mùa hè, trước khi sẻ đàn, dời đàn, ong chúa thường sai ong soi đi khắp nơi tìm tổ (thường là bộng cây, thùng gỗ hay bộng đất tổ mối...). Nhận lệnh, ong soi cứ vẩn vơ vo ve khắp chốn, chui khắp mọi hang hốc, gặp nơi ưng ý thì kiểm tra kỹ rồi lẳng lặng bay về đưa cả đàn đến trú ngụ. Lợi dụng thói quen ấy, buổi trưa đang yên thấy vo ve con ong ruồi bay lục lọi khắp nơi, bọn trẻ nhanh tay vớ cái vợt bằng vải màn chộp lấy, nhốt vào khúc gỗ bộng đã chuẩn bị trước; độ mấy chục phút sau, mở cửa cho ong soi bay đi, trong ngày đó cả đàn ong sẽ kéo về làm tổ.
Tuổi thơ, vào dịp ấy cứ dướng mắt suốt ngày trông sao tìm thấy con ong soi. Gặp cánh ong soi còn vui hơn được của.
Ngày nay, con người đã biết tạo mũ chúa, tạo chúa theo ý muốn, khai thác sữa chúa như một sản phẩm cao cấp từ ong. Con người đã lai tạo, chọn lọc những đàn ong mật cho năng suất cao; nghiên cứu những “bước đi hoa” theo mùa vụ cây trồng, rồi dùng ô tô chuyên chở các đàn ong đi khắp mọi miền đất nước... Nuôi ong đã trở thành một nghề mang tính công nghiệp.
Mật ong nuôi vì thế cũng đã khác. Bây giờ, hương vị, màu sắc của mật ong hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào “bước đi hoa”, mùa hoa. Mật ong trong mùa hoa cà phê có màu vàng đậm, ít đóng đường. Mật ong mùa cao su nảy lộc thường có màu vàng đen, dễ đóng đường. Ngày nay, rừng đã suy giảm, có người đã đưa luôn cả những đàn ong vào trong rừng sâu để có mật của ong rừng. Thậm chí đưa đàn ong nuôi vào vùng rừng trồng sâm để lấy mật hoa sâm có vị nhẩn đắng gọi là mật đắng rất quý.
Trong tôi, tiếng vo ve của những cánh ong soi mang đến vận may từ thuở trẻ trâu cứ như mãi thao thức, đầy ắp suốt cuộc đời!
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.