Thêm 10 ca khúc sáng tác trước năm 1975 được cấp phép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) vừa có các văn bản cấp phép phổ biến lưu hành 10 ca khúc sáng tác trước năm 1975. Trong đó, ca khúc "Còn thương rau đắng mọc sau hè", từng được hát rất nhiều trên truyền hình và không ít nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu, giờ mới chính thức được cơ quan quản lý cấp phép biểu diễn.
 

Khán giả bất ngờ khi
Khán giả bất ngờ khi "Còn thương rau đắng mọc sau hè" đến giờ mới được cấp phép.

Cụ thể, tại Giấy phép Số 237/GP-NTBD, Cục NTBD cấp phép phổ biến cho 4 bài hát trước năm 1975 gồm: “Xa người mình yêu”, tác giả Song Phượng; “Những chuyến xe trong cuộc đời”, tác giả Hoài Linh; “Con đường mang tên em”, tác giả Trúc Phương; “Tình nghèo có nhau”, tác giả Đài Phương Trang; “Còn thương rau đắng mọc sau hè”, tác giả Bắc Sơn.

Tại Giấy phép số 260/GP-NTBD, Cục NTBD cấp phép phổ biến cho ca khúc “Tìm em nơi đâu”, tác giả Nguyễn Công Phương Nam - Trần Nguyễn Thiên Hương. Giấy phép số 261/GP-NTBD, Cục NTBD cấp phép phổ biến cho 5 ca khúc trước năm 1975 gồm: “Giã từ cố đô”, tác giả Phạm Mạnh Cương; “Tôi bước vào yêu” tác giả Trúc Bạch - Hoàng Sơn; “Vỹ dạ đò trăng”, tác giả Canh Thân; “Lại nhớ người yêu”, tác giả Giao Tiên; “Xa người mình yêu” tác giả Song Phượng.

Trong số những ca khúc vừa được cấp phép này, có những bài đã rất quen thuộc, được nhiều nghệ sĩ biểu diễn bao năm nay.

Điển hình, ca khúc “Còn thương rau đắng mọc sau hè” đã không còn xa lạ với khán giả. Ca khúc này được Bắc Sơn sáng tác làm nhạc nền cho vở kịch truyền hình "Bếp lửa ấm" năm 1974. Người trình bày bài hát đầu tiên là ca sĩ Hoàng Oanh.

Về sau, Hương Lan ghi âm ca khúc ở Pháp, góp phần giúp nhạc phẩm trở nên nổi tiếng. Đến nay, nhiều thế hệ ca sĩ như Cẩm Ly, Tố Ny, Phương Mỹ Chi... đã thể hiện rất thành công nhạc phẩm mộc mạc này.

Đặc biệt, năm 2016, ca khúc đã giúp Hồ Văn Cường chiến thắng thuyết phục trong đêm chung kết Vietnam Idol Kids.

Như vậy vấn đề là, “Còn thương rau đắng mọc sau hè” rơi vào trường hợp tương tự như ca khúc “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhiều năm nay vẫn được biểu diễn, vẫn thu tiền tác quyền, nhưng lại chưa được cấp phép biểu diễn, với lý do chưa có nghệ sĩ, đơn vị nào nộp hồ sơ xin cấp phép đến Cục NTBD.

Ngoài ra, theo Điều 13 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; đã quy định rõ: Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang mà không có giấy phép; Thực hiện hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại trong quá trình tổ chức biểu diễn; Tổ chức biểu diễn hoặc biểu diễn tác phẩm chưa được phép phổ biến.

Như vậy có thể hiểu, từ trước đến nay, các ca sĩ, đơn vị đã "hát chui" ca khúc này.

Trả lời Lao Động, một đại diện của Cục NTBD cho biết, hiện Cục đang chủ động rà soát các ca khúc trước 1975 sau các trục trặc về cấp phép, nhằm giúp nhiều tổ chức, cá nhân có thể sử dụng các bài hát đạt chất lượng nghệ thuật, đồng thời thống nhất ở công tác quản lý.

Theo laodong

Có thể bạn quan tâm

Trúc Nhân quái dị

Trúc Nhân quái dị

Với ca khúc "Không ra gì", Trúc Nhân đầu tư kinh phí tiền tỷ để thực hiện Music Video dài hơn 5 phút. Nam ca sĩ đã liều lĩnh nhưng chính điều này giúp sản phẩm tạo dấu ấn.