Thành công từ đam mê sáng tạo trang phục dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm gần đây, cơ sở sản xuất trang phục biểu diễn các dân tộc Xuân Hằng (61 Quyết Tiến, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) được đông đảo khách hàng và đối tác đánh giá cao trong lĩnh vực phục trang biểu diễn. Để đạt được kết quả này, cơ sở đã đầu tư công sức sáng tạo mẫu mã, chất liệu, thiết kế nhằm tôn lên giá trị thẩm mỹ cho trang phục dân tộc.
Năm 2006, cô giáo âm nhạc Võ Nguyễn Xuân Hằng khởi nghiệp với cơ sở sản xuất trang phục biểu diễn các dân tộc Xuân Hằng. Giai đoạn đầu, cơ sở chỉ có vẻn vẹn một chủ, một thợ cùng nhau thực hiện các công đoạn từ nhận đơn hàng, lên ý tưởng thiết kế, mua vải, dập khuôn đến cắt may trang phục để bán hoặc cho thuê.
Sau gần 14 năm bám trụ với nghề, Xuân Hằng đã ngày càng phát triển về lượng và chất lượng với quy mô gần 20 thợ. Dịp Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 tại TP. Pleiku, Xuân Hằng được vinh dự là đơn vị cung cấp hơn một ngàn bộ phục trang biểu diễn các dân tộc Tây Nguyên cho sự kiện này. Hoặc trong lễ hội Giao thừa Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), cơ sở cũng cung cấp phục trang biểu diễn.
Chị Hằng cho biết: “Ngay khi bước vào ngành này, tôi đã tập trung chuyên sâu vào mảng sản xuất trang phục biểu diễn các dân tộc bằng chất liệu thổ cẩm, phát triển nó thành dòng sản phẩm thế mạnh, đạt yêu cầu cao về nguyên liệu, kỹ thuật may, tính thẩm mỹ. Do đó, khá nhiều đối tác là studio, cửa hàng bán hoặc cho thuê trang phục biểu diễn trên toàn quốc đã đặt hàng”.  
Khách hàng trong trang phục biểu diễn các dân tộc do cơ sở Xuân Hằng sản xuất. Ảnh: Hải Bình
Khách hàng trong trang phục biểu diễn các dân tộc do cơ sở Xuân Hằng sản xuất. Ảnh: Hải Bình
Không chỉ cung cấp trang phục biểu diễn các dân tộc cho đối tác, nhiều năm qua, Xuân Hằng đã trở thành địa chỉ cho thuê, đặt may phục trang biểu diễn, trang phục kỷ yếu, trang phục lễ hội cho các sự kiện văn hóa-văn nghệ, hội diễn, lễ hội, đám cưới, đám hỏi… của các trường học, công sở, doanh nghiệp.
Năm 2019, chị Hằng quyết định phát triển thêm mảng áo cưới thổ cẩm. Đây là dòng sản phẩm độc đáo khi kết hợp nguyên liệu thổ cẩm truyền thống trên nền thiết kế với phom dáng váy cưới châu Âu. Theo đó, chị và đội ngũ thợ đã nghiên cứu, thiết kế được 10 mẫu áo cưới thổ cẩm và đã xuất đi gần 40 chiếc áo tại các tiệm áo cưới, studio ảnh cưới ở một số địa phương như: Bình Phước, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Đak Lak, Ninh Thuận…
Anh Tấn Tuyền-chủ Studio Tấn Tuyền (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ: “Hiện nay, áo cưới thổ cẩm được khách hàng trẻ yêu thích vì độc lạ, vừa truyền thống, vừa hiện đại, thiết kế có tính thẩm mỹ, hợp phom dáng người Việt Nam. Giá thành áo cưới thổ cẩm cũng không quá đắt để đầu tư”.
Trao đổi với P.V, chị Hoàng Thị Hằng-một trong số thợ chính tại cơ sở Xuân Hằng-cho hay: “Tôi làm việc tại xưởng may của cơ sở gần 9 năm rồi. Làm ngành sản xuất trang phục biểu diễn nên người thợ cần chăm chút từng đường kim mũi chỉ, liên tục học hỏi để nâng cao tay nghề, kỹ thuật may ráp. Cũng nhờ công việc ổn định nên thu nhập của chúng tôi khá tốt”.
Còn chị Bùi Thị Hậu thì cho biết: “Tôi là thợ làm ở đây lâu nhất, công việc rất ổn định. Những năm gần đây, ngành sản xuất trang phục biểu diễn phát triển, đơn hàng sản xuất có quanh năm nhưng áp lực công việc thường rơi vào thời gian lễ, Tết, sự kiện lớn. Lúc đó, cả xưởng phải chạy hết công suất để kịp yêu cầu đơn hàng. Công việc nhiều, làm mệt nhưng những người thợ như tôi rất vui”.  
HẢI BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.