(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).
(GLO)- Sáng 25-1 (nhằm mùng 4 Tết Quý Mão), tại di tích An Khê Trường (thị xã An Khê; thuộc Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Gia Lai đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 234 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2023).
(GLO)- Sáng 4-2 (tức mùng 4 Tết Nhâm Dần 2022), thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ kỷ niệm 251 năm Cuộc khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn (1771-2022) và 233 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2022) tại Khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo.
(GLO)- Cũng như vùng căn cứ địa hiểm trở Chí Linh Sơn-Bù Rinh của Lê Lợi (1418-1423), vùng Tây Sơn Thượng đạo (ấp Tây Sơn, phía Tây Bình Định ngày nay) thuộc huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn thời chúa Nguyễn Đàng Trong là vùng rừng núi do các bộ tộc: Bahnar, Jrai, Xê Đăng cư ngụ, ngăn cách với đồng bằng bởi đèo Mang (còn gọi là đèo Vĩnh Viễn hay đèo An Khê), nơi có địa thế vững như bàn thạch, giàu sản vật, bốn bề có thể tiến thoái thuận lợi, được nhà Tây Sơn chọn làm căn cứ địa trong buổi đầu dựng nghiệp.
(GLO)- Sử cũ không ghi chép nhiều về sự tham gia của người dân vùng An Khê xưa trong phong trào Tây Sơn, thế nhưng, hàng loạt dấu tích trên vùng đất này đã minh chứng rõ nét vai trò quan trọng không thể tách rời giữa bà con miền Thượng với cuộc khởi nghĩa. Ký ức về Tây Sơn tam kiệt cùng quần thể di tích gắn liền với họ đã trở thành kho báu vô giá được người dân địa phương trân trọng giữ gìn.
(GLO)- Sáng 28-1 (tức mùng 4 Tết Canh Tý), thị xã An Khê (Gia Lai) đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 249 năm Khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn (1771-2020), 231 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2020) và khai hội Cầu Huê.