Tạp bút: Nỗi nhớ cây sặt…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Núi nằm bên kia sông, cách xóm một thôi đường xa. Ngày ngày mẹ vẫn dỡ cơm lội sông vào núi kiếm củi. Củi chà(1) thôi; núi nhỏ, lại gần làng, làm gì còn cây to? Tôi đi theo mẹ không phải chuyện củi đuốc mà vì… ham chơi: là dịp được tha hồ chạy nhảy nghê nga, chui bụi lủi bờ tìm chim chim, vú dẻ, ổi rừng…

Vậy nhưng lớn chút thì “tiêu chuẩn ăn chơi” ấy bị mẹ cắt mất… nửa phần; tức có làm mới cho chơi. Mẹ mài cây rựa nhỏ, bắt tôi cũng phải tập tành chuyện “phá sơn lâm” với mẹ. Củi đuốc khó chặt, phần mẹ lo. Riêng tôi, mẹ giao cho chuyện đi tìm chặt và gom cây sặt. Cây sặt (còn gọi cây lách) thuộc họ lau sậy (lớn hơn lau nhưng nhỏ hơn sậy), thân cứng, dài, khá thẳng, mọc rải rác khắp núi. Ngọn sặt thường trổ hoa trắng như lau. Đi tìm sặt, từ xa, người ta cứ dõi theo những cái hoa trắng kia mà phát giác nơi sặt “ẩn trốn”. Lý thuyết là vậy nhưng thực tế thì không phải dễ ăn: cây sặt ít khi đứng riêng lẻ mà cứ nép mình lẫn trong các khóm lau sậy, lùm cây; lanh mắt và chui bụi lủi bờ cho hay mới mong tìm được.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

May, 2 năng lực trên tôi đều thuộc hàng “cao thủ”. Nhớ ngày đầu ra quân tôi rảo cả buổi cùng núi chỉ tìm được… 5 cây sặt, nhưng tuần lễ sau tôi đã thu gom được vài chục cây sặt đủ bó trong nửa buổi gọn bâng. Mẹ không cho chặt nhiều, chỉ đủ vác vừa sức tôi. Làm cho quen thôi, còn để lớn…, mẹ cười. Hôm nào vác sặt lỡ nặng, thấy tôi lom khom co đầu rút cổ, mẹ lại dừng gánh, đỡ vác sặt thảy luôn lên gánh của mẹ quẩy đi.

…Lần đó đi tìm sặt, tôi tình cờ lọt xuống một lũng đất sâu khuất nẻo. Trời đất, lù lù hiện trước mắt tôi nguyên xi một bụi sặt to đùng chưa ai phát giác. Những cây sặt suôn óng mỡ màng lô nhô vút thẳng. Ham quá, tôi cắm đầu chặt lấy chặt để. Tới lúc ngừng rựa thì, ôi thôi, đống sặt đã lù lù thành một bó to người lớn vác cũng lặc lè! Bữa ấy, báo hại mẹ phải làm việc bằng hai: cứ gánh củi đi một đoạn lại phải bỏ củi quay ngược lại vác sặt. Ráng về được tới nhà đã xẩm đen xẩm đỏ, hai chân mẹ cà lết bước muốn không nổi. Vậy nhưng mẹ vẫn xoa đầu tôi khen giỏi, vẫn cười…

Sặt kiếm được mỗi ngày ba đem chất đống chái nhà. Nhiều người hỏi mua nhưng mẹ không bán. Mẹ dùng cây sặt cắm choái khoai từ, khoai mài hay các loại đậu, dưa thân leo vụ Tết. Ba lựa mớ sặt già, suôn đẹp cất dành đan phên, liếp cửa. Tôi thó mấy cây sặt dài cong vút đem làm cần câu. Chị Tư cưa ngắn các nhánh sặt nhỏ, chuốt nhẵn đầu làm que đánh chuyền, bắt nẻ. Cây sặt ít mối mọt nên dùng rất bền; hết “niên hạn sử dụng” cho các việc chính, phế thải ra vẫn có thể tận dụng cắm làm rào ngăn gà ngăn chó. Dỡ rào thì cho vô bếp làm củi đun. Củi sặt dễ bén lửa, cháy rần rật khỏi chê, làm đóm mồi rất tốt. Công dụng “đáng ghét” duy nhất của cây sặt là dùng làm… roi cũng rất tốt. Vậy nên mỗi lần phạm lỗi, thấy mẹ đi vô đống sặt là tôi tái le tái lét, quanh quất kiếm đường chuồn…

Tết rồi về thăm quê, nghe chị Tư phàn nàn chuyện vườn rau bị gà bươi phá quá tay. Sao chị không vô núi kiếm vác sặt về cắm rào? Chị nhìn tôi như nhìn vật thể lạ ngoài hành tinh: Sặt đâu nữa mà kiếm? Núi thành núi trọc lâu rồi…

Y Nguyên
(1) Loại củi cây nhỏ, nhiều nhánh.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.