Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia kéo dài tuổi nghỉ hưu, Bộ Nội vụ cho rằng VN có thể tham khảo để nâng tuổi nghỉ hưu cho công chức trong một số lĩnh vực lên 70 tuổi.
Việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm và thực hiện cùng với lộ trình bắt đầu tăng từ năm 2021. Tuổi nghỉ hưu cao hơn không vượt quá 67 tuổi đối với nam vào năm 2028 và không vượt quá 65 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
Trước đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu khi sửa đổi Bộ luật Lao động, nhiều ý kiến trong dư luận cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu là để những người đương chức được ở lại, mất cơ hội của người trẻ, nhưng bản chất của việc tăng tuổi nghỉ hưu hoàn toàn không phải như vậy.
Chính phủ sẽ trình 1 phương án tăng tuổi hưu tại Kỳ họp Quốc hội tháng 10 tới đây, đó là: Từ 01/01/2021, mỗi năm tăng 3 tháng với nam, 4 tháng với nữ để tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi vào năm 2035, tuổi nghỉ hưu của của nam là 62 vào năm 2028.
Người lao động trực tiếp - nhất là công nhân may, giáo viên mầm non... không hề muốn tăng tuổi nghỉ hưu như đề xuất trong dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi).
Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ ảnh hưởng lớn đến những lao động sản xuất trực tiếp. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu nhanh dễ tạo ra cú sốc, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp khẳng định việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là áp dụng đối với những người làm việc trong điều kiện bình thường. Còn đối với những người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người bị suy giảm khả năng lao động thì vẫn tiếp tục được thực hiện với chính sách nghỉ hưu sớm hơn, nghỉ hưu trước tuổi so với độ tuổi quy định nêu trên.
Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa tiếp tục lấy ý kiến Dự thảo mới về Bộ Luật Lao động sửa đổi, trong đó, điểm đáng lưu ý đưa ra mốc thời gian sẽ tăng tuổi nghỉ hưu với nam lên 62 tuổi và nữ 60 tuổi áp dụng từ năm 2021.