Quy định mới: Test nhanh SARS-CoV-2 không quá 78.000 đồng/xét nghiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mức giá test nhanh cũ theo quy định hiện hành ở Thông tư 16 là 109.700 đồng/xét nghiệm. Như vậy, mức giá mới sẽ giảm khoảng 30% so với giá đang thực hiện.
Nhân viên y tế test nhanh các mẫu bệnh phẩm. Ảnh: Bích Huệ/TTXVN
Nhân viên y tế test nhanh các mẫu bệnh phẩm. Ảnh: Bích Huệ/TTXVN
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư mới quy định giá xét nghiệm SARS-CoV-2.
Theo Thông tư mới (Thông tư 02) của Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 21/2 này, mức giá trần mới sẽ giảm cao nhất khoảng 30% so với giá hiện hành, còn 78.000 đồng/xét nghiệm.
Thông tư này quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 do cơ sở y tế của Nhà nước thực hiện, bao gồm việc lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.
Thông tư này áp dụng đối với các trường hợp: Thanh toán chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; người sử dụng dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 tự chi trả và các trường hợp được ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Không áp dụng Thông tư này đối với các trường hợp lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng do ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Test nhanh không quá 78.000 đồng/xét nghiệm
Theo Thông tư mới nhất (Thông tư 02) thay thế Thông tư 16, mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 trong trường hợp thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế như sau:
Xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag test nhanh mẫu đơn: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định có mức thanh toán tối đa không quá 78.000 đồng/xét nghiệm.
Mức giá theo quy định hiện hành ở Thông tư 16 là 109.700 đồng/xét nghiệm. Như vậy mức giá mới sẽ giảm khoảng 30% so với giá đang thực hiện.
Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng máy miễn dịch tự động hoặc bán tự động mẫu đơn: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định có mức thanh toán tối đa không quá 178.900 đồng/xét nghiệm.
Xét nghiệm Realtime RT-PCR không quá 501.800 đồng/xét nghiệm
Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR: Đối với trường hợp mẫu đơn, giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho phản ứng theo quy định có mức thanh toán tối đa không quá 501.800 đồng/xét nghiệm.
Trường hợp gộp mẫu: Giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương cộng chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho phản ứng theo quy định, trong đó sinh phẩm xét nghiệm cho phản ứng được chia đều theo số mẫu gộp. Mức thanh toán tối đa không vượt quá mức giá xét nghiệm gộp mẫu quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế:
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc các tỉnh, thành phố và các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc các bộ, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn địa phương, trừ trường hợp lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng do ngân sách Nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: Việc xác định mức giá thực hiện theo quy định như trên, trong đó mức giá bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí tiền lương (chưa bao gồm sinh phẩm xét nghiệm phản ứng) do cấp có thẩm quyền của địa phương quy định nhưng không vượt mức giá tối đa khung giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định tại Thông tư này.
Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I thuộc các bộ, cơ quan trung ương và các cơ sở y tế của Nhà nước thực hiện dịch vụ y tế dự phòng: mức giá thực hiện theo quy định như trên.
Hướng dẫn về thanh toán giá xét nghiệm SARS-CoV-2
Trường hợp cơ sở y tế chuyển mẫu bệnh phẩm sang cơ sở y tế khác đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm:
Đối với trường hợp thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế: thực hiện thanh toán đối với trường hợp chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Đối với trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế: Thanh toán theo mức giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 của đơn vị thực hiện xét nghiệm theo quy định tại Thông tư này và chi phí mua sinh phẩm xét nghiệm của đơn vị thực hiện xét nghiệm theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trường hợp việc lấy mẫu hoặc thực hiện xét nghiệm có sử dụng vật tư, sinh phẩm xét nghiệm được cấp từ nguồn phòng, chống dịch do ngân sách Nhà nước bảo đảm hoặc được các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, tài trợ, cấp không thu tiền thì cơ sở y tế của Nhà nước phải trừ chi phí vật tư, sinh phẩm xét nghiệm được hỗ trợ khi thu của người sử dụng dịch vụ, khi thanh toán, quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội, ngân sách Nhà nước.
Trường hợp chi phí thực hiện xét nghiệm cao hơn mức giá tối đa quy định tại Thông tư này, cơ sở y tế của Nhà nước được quyết toán vào nguồn kinh phí giao tự chủ, nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị và không được thu của người sử dụng dịch vụ xét nghiệm.
Trường hợp mẫu gộp phát hiện dương tính, phải tiếp tục làm các xét nghiệm để phát hiện mẫu dương tính thì chi phí thực hiện xét nghiệm được tính tiếp theo từng trường hợp cụ thể bảo đảm nguyên tắc không trùng lặp về chi phí đã thực hiện.
Cơ cấu giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 quy định tại Thông tư mới bao gồm:
Chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu và bảo quản mẫu; thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.
Chi phí tiền lương theo ngạch bậc, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; không bao gồm phụ cấp phòng, chống dịch COVID-19 của cán bộ và nhân viên y tế.
Chi phí sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 (sinh phẩm xét nghiệm nhanh, sinh phẩm xét nghiệm miễn dịch, sinh phẩm xét nghiệm cho phản ứng) theo thực tế sử dụng và giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
T.G (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).