Quan tâm giáo dục sớm cho trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều người vẫn cho rằng “Trẻ con biết gì mà dạy”. Tuy nhiên, ông bà ta cũng có câu “Dạy con từ thuở còn thơ”. Theo đó, việc giáo dục con trẻ phải được thực hiện từ sớm để mang lại kết quả cao nhất. Ngày nay, nhiều gia đình cũng đã chú trọng đến giáo dục sớm cho trẻ.
Không chỉ đợi đến khi trẻ ra đời, khoa học về thai giáo đã chỉ ra sự kết nối của đứa trẻ với thế giới bên ngoài ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Khi não bộ bắt đầu phát triển, trẻ đã cảm nhận được cảm giác yêu thương, giận hờn dù chưa chào đời. Chính vì vậy, bên cạnh việc thăm khám định kỳ khi mang thai, nhiều cặp vợ chồng đã trò chuyện, cho trẻ nghe nhạc, đọc truyện cho trẻ để giúp con nhận ra giọng nói của người thân, kích thích trí não phát triển, từ đó trẻ sinh ra sẽ có nhận thức sớm, ngoan. Thậm chí, khi kích thích vào bụng mẹ và gọi trẻ bằng tên thân mật mà gia đình định đặt cho trẻ, trẻ sẽ có những cách đáp ứng lại.
Khi ra đời, sau thời gian làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ, bắt đầu từ tuần thứ 9, trẻ bắt đầu nhận biết và “học chuyện”. Trẻ bắt đầu nhìn chăm chú vào miệng của người nói chuyện, có những kết nối đầu tiên. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ, bố mẹ cần giao tiếp bằng ánh mắt trìu mến, hành động nhẹ nhàng, yêu thương để trẻ cảm nhận được sự an toàn. Trong các hoạt động chăm sóc cần giao lưu, nói cho trẻ biết, tập cho trẻ cầm nắm, vận động các chi, tiếp xúc bằng da với những hành động âu yếm để kích thích trí não trẻ phát triển.
Những năm tháng đầu đời là giai đoạn cực kỳ quan trọng để dạy dỗ trẻ em. Khoa học chứng minh, 6 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” trong giáo dục trẻ. Lúc này, người nuôi dưỡng cần đặc biệt quan tâm, dạy cho trẻ ngôn ngữ chuẩn xác, các kỹ năng sống, những kiến thức nền tảng để trẻ có thể hình thành nên nhận thức, phát sinh hành vi và các thói quen tốt, định hình tính cách trong tương lai. Nhà khoa học J.Piaget cho rằng, những kiến thức mà trẻ tiếp nhận ở những năm tháng đầu đời sẽ giúp trẻ hình thành nên các “lược đồ” và khi lớn lên trẻ sẽ lấy những “khung lược đồ” này ra làm chuẩn mực cư xử, vì kiến thức thu lượm được trong khoảng thời gian này đã được trẻ ghi nhớ vào não bộ và từ vô thức phát sinh ra các hành vi. Ví dụ như dạy cho trẻ cảm ơn, xin lỗi, chịu trách nhiệm, sự tự lập… để trong tương lai trẻ có thể có những hành vi tốt như cha mẹ mong muốn. Khi trẻ thực hiện, người lớn cần có cơ chế thưởng-phạt rõ ràng, không nên dán nhãn cho trẻ (không nói trẻ ngu, khờ, xấu). Theo Ibuka Masaru, tác giả cuốn “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”, giai đoạn “vàng” để giáo dục trẻ nên bắt đầu tốt nhất từ 0 đến 3 tuổi (đến 6 tuổi, não của trẻ em đã có khối lượng tương đương với kích thước não của người lớn nên việc giáo dục sau giai đoạn này ít hiệu quả hơn so với giai đoạn trước đó). Việc giáo dục ở độ tuổi này không đơn thuần là truyền tải kiến thức mà còn giúp trẻ hình thành nên những hành vi cư xử, thái độ trong cuộc sống, sự chia sẻ với những người khó khăn, bảo vệ và thân thiện với môi trường… để giúp trẻ hoàn thiện nhân cách.
Còn trong cuốn “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”, tác giả là một bà mẹ người Do Thái cũng đúc rút kinh nghiệm dạy 3 đứa con thành đạt: “Đẻ con thì gà mái cũng làm được, dạy con mới khó”. Vai trò dạy dỗ không chỉ của nhà trường, thầy cô mà còn là của những người trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Bố mẹ cần gần gũi, quan tâm, trò chuyện cùng con, ngồi xuống bên cạnh để ngang bằng vị thế với con, lắng nghe con nói. Việc tìm kiếm, chọn lọc tri thức, đọc sách, trao đổi với người có chuyên môn sâu trong lĩnh vực tâm lý giáo dục cũng giúp bố mẹ không bỡ ngỡ trong giáo dục sớm cho trẻ. Trong gia đình cần xây dựng bầu không khí bình đẳng, hòa thuận, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên để trẻ em có thể học được những hành vi tốt từ chính cha mẹ mình.
Nên chăng, các bậc cha mẹ cần quán xuyến công việc một cách khoa học, rời laptop, smartphone và để mắt đến con, trò chuyện cùng con, làm bạn với con. Có vậy thì mới có thể giúp con phát huy hết những tố chất sẵn có và dạy chúng trở thành người có ích cho xã hội.
 TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.