Quà tặng mùa mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau mưa, bụi tre cuối góc vườn trở nên xanh tươi. Những mụt măng non mập mạp nhú lên khỏi mặt đất, chúng lớn nhanh từng ngày, chỉ vài hôm là đã có thể thu hoạch được.
Mùa măng, mẹ thường nấu rất nhiều món, hôm thì măng nấu với thịt vịt, hôm thì măng xào lá lốt, măng chua nấu canh với cá lòng tong bé xíu... Ngày mưa, vừa ở ngoài về lạnh, nhìn thấy mâm cơm mẹ dọn sẵn với dĩa cá ngừ kho măng, mùi dậy lên thơm nức thật khó cưỡng, thế là sà ngay vào bàn với tay bốc vụng một miếng măng cho vào miệng, để rồi bị bố mắng: “Con gái lớn rồi mà chẳng ý tứ!”...
Trong số những món mẹ nấu từ măng, tôi thích nhất là món gỏi. Măng non sau khi cắt từ vườn vào, mẹ bóc vỏ, cắt thành từng khúc, rồi thái sợi nhỏ dài tầm ngón tay, ngâm muối khoảng ba mươi phút thì mang luộc, măng chín thì bỏ ra vắt kiệt nước, thêm lá lốt thái sợi, đậu phộng rang, ớt tươi, nước mắm, một ít cá khô sông Sê San... trộn đều là thành món gỏi măng. Ăn miếng gỏi với đủ đầy vị cay của ớt, chua của chanh, ngọt giòn từ măng và cá, bùi bùi của đậu phộng... tôi lại liên tưởng đến hương vị cuộc sống đủ đầy dư vị chua-cay-mặn-ngọt.
Những hôm đào được nhiều măng, mẹ đem muối để dành nấu canh chua. Rồi mẹ lại gác tấm tôn lên bếp củi sấy măng để dành sang mùa sau ăn, thi thoảng có ai về Bắc lại tỉ mẩn gói gắm gửi về làm quà. Những món ăn nấu chung với măng thường đơn giản nhưng lại dễ ăn và luôn hấp dẫn cả nhà. Bố thường đùa chúng tôi: “Ngày xưa, nhà mình ăn măng thì bảo là do đói, vậy mà nay hết đói vẫn tốn cơm vì măng!”.
Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: Huyền Trang
Sau những ngày mưa dầm, khi nắng bắt đầu hửng lên thì nấm mối thi nhau mọc. Buổi sáng thức dậy, chạy ù ra khu vườn nhỏ xinh phía sau nhà để hít hà chút nắng sớm mai, tôi bất ngờ bắt gặp những cây nấm mối xinh xinh tựa những chiếc ô nhỏ. Có hôm, nấm mọc chi chít cả một góc vườn, tôi cứ đứng ngắm nhìn mãi chẳng chán mắt.
Một khung trời tuổi thơ lại ùa về, tiếng gọi nhau tìm nấm mối mỗi sáng và tiếng cười thích thú mỗi khi bắt gặp bầy nấm của đám con trẻ chúng tôi ngày ấy cứ như đâu đó bên tai. Thích nhất là cái cảm giác hái cây nấm này bỏ vào rổ, ngước lên lại thấy cây nấm khác trước mắt, rồi cứ thế mà hái mà ngỡ ngàng thích thú cho đến khi bốn phía trẻ con chúng tôi gặp nhau chính giữa thì hết nấm.
Có bữa, tôi tìm được cả rổ con nấm, tíu tít chạy về khoe mẹ, mẹ mang ra, rửa sạch, cạo lớp vỏ bên ngoài, rồi xé sợi, xào qua với dầu rồi cho lên nồi cháo đang sôi sùng sục trên bếp. Trong lúc mẹ rửa nấm thì tôi thường chìa cái tô xin mẹ một ít để nướng. Ôi chao nấm mối nướng thơm lựng và ngọt ngon làm sao! Chị em tôi vẫn thường nói với nhau “Nấm mối nướng ngon hơn thịt gà”.
Chiều nay, mẹ tôi nấu canh nấm mối với rau tập tàng, thêm dĩa cá kho măng nữa. Cả nhà vừa ăn vừa hàn huyên chuyện cũ, hình dung về những bữa cơm no nê ngày còn thiếu thốn thuở nào!
PHÚC AN

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...