Dũng sĩ Kpă Klơng trong ký ức đồng đội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tượng đài Kpă Klơng ở TP. Pleiku. Ảnh: T.H
Tượng đài Kpă Klơng ở TP. Pleiku. Ảnh: T.H
Trời mưa, con đường vào làng Quen Rai (xã Ia Me, Chư Prông) trơn trượt và lầy lội. Vậy mà, khi biết ý định của chúng tôi, Bí thư Đảng ủy xã Rơ Mah Chi rất vui và vô cùng hăng hái. Sau một cái khoát tay, anh cùng chúng tôi tới nhà ông Kpuih Blang- người Xã đội trưởng năm nào của Anh hùng Kpă Klơng. Ông Kpuih Blang mấy bữa nay không được khỏe, vợ ông- bà Siu Jek đang lui cui nấu cháo. Khi chúng tôi tới, người chạy ra, đón vào nhà lại là ông Siu Blang- đồng đội năm xưa của ông Kpuih Blang và Anh hùng Kpă Klơng, bởi “Mình quen đón khách cho Kpuih Blang rồi, ngày nào mình cũng qua chơi mà”.

Làm văn nghệ cũng là đánh Mỹ
Những đồng đội năm xưa của Anh hùng Kpă Klơng còn lại chẳng mấy người, ông Kpuih Blang nhẩm tính, vừa tròn cả 5 ngón tay: Gồm ông, Siu Blang, bên Ia Pia có Kpă Hian, Kpă Hiơng, Kpă Iơng nữa, mấy người đó là cậu của Klơng đấy. “Blang quên kể tên mình rồi- bà Siu Jek bất ngờ quay sang tôi thì thầm- Mình trong đội văn nghệ xã cùng Klơng mà. Hồi đó, lần nào tới xem, Blang cũng khuyên đội văn nghệ cố gắng hát cho hay, múa cho giỏi, Blang còn bảo: “Mặt trận nói làm văn nghệ cũng là đánh Mỹ đó”, mấy lần Klơng xin vào du kích, Blang cũng nói như thế, đâu đã đồng ý để Klơng làm du kích đâu”.  Vậy là, đắm mình trong lời kể của mí Jek, trước mắt tôi đang dần dần hiện hữu một Kpă Klơng những năm lên 10, 11 tuổi, đứng đến ngang lưng người lớn với đôi mắt đục mà sắc, vầng trán rộng, sáng, rất lỳ và đôi môi mọng đỏ lạ lùng. “Klơng hát hay, nhớ bài nhanh và dễ dàng, giống như việc hàng ngày mình chỉ cần chạy tới suối Ia Pia là có nước để uống vậy- mí Jek bồi hồi kể- Klơng được cả đội tin yêu, được cả bộ đội thương mến. Nhưng đến năm 13 tuổi, lúc cha Klơng- một trong những người đi đầu của cuộc nổi dậy Pak Jô bị bắt, bị bọn Mỹ dùng thứ cọc sắt 3 cạnh sắc bén bổ trên đầu, trên ngực, trên lưng, tóc ông nổi lềnh bềnh trong nước suối Ia Pia thì Klơng đã rực lên ngọn lửa quyết tâm, ngay trong đêm tới gặp Blang: “Anh Blang, anh phải cho Klơng vào du kích, Klơng muốn đánh giặc”. Nghe Blang bảo”Klơng muốn làm du kích à, chưa được đâu. Klơng còn thấp hơn cây súng cạc-bin mà. Klơng làm văn nghệ xã thôi, làm văn nghệ cũng là đánh Mỹ mà...” thì giọng Klơng trở nên hừng hực: “Không, Klơng muốn lấy máu giặc kia!”.

Mũi tên A-kam và món quà mừng tuổi mới
Nghe vợ kể chuyện mình từ chối Klơng vào du kích không chỉ một lần, ông Kpuih Blang trầm ngâm nhìn mãi ra khoảng sân trước mặt. Trời vẫn ào ạt mưa. “Cái cơn mưa này cũng dai dẳng, cũng dữ dội, cũng nhiều như ý chí của Klơng vậy- ông chầm chậm mở lời- Hai lần xin mà chưa được vào du kích, Klơng đều im lặng ra về và tự tìm lấy cái cách giết giặc của riêng mình. Lần đầu, Klơng đem về 5 cây chông, cả 5 đều đẫm máu. Là Klơng cắm ở gần suối Ia Pia, nơi bọn biệt kích hay đi tuần, “không bị thương thằng nào, chết hết. Klơng theo nó ra đến đường lớn, thấy nó bỏ xác 5 thằng lên xe rồi mới về đây”. Lần thứ hai, Klơng dùng một mũi tên rút trên giàn bếp chạy ra đường Plei Me, thấy thằng lính chỉ bị thương, Klơng bèn chạy ngay về hỏi mí và tìm tới nhà cụ Sơt- người còn giữ và biết tạo ra những mũi tên thuốc độc A-kam. 3 mũi tên, 3 thằng ngụy chết trên đường 14, không chỉ thế, bọn chúng còn bị một phen kinh hồn. Cụ Sơt ra tận đầu làng đón Klơng, dẫn về nhà Ơi (nhà ông Kpuih Blang- N.V) bảo: “Blang, thằng Klơng xứng đáng là du kích Jrai mình rồi đó. Hãy giao cho nó một khẩu súng”. Ơi trao súng và 3 viên đạn cho Klơng: “Du kích Klơng, 3 viên đạn đây, mỗi viên đạn phải lấy đầu 1 thằng giặc”. Nhưng 3 viên đạn ấy, Klơng mới dùng có 2 thôi đã chết 7 thằng giặc còn 1 thằng bị thương; viên thứ 3, Klơng đem về trả lại cho Ơi. Năm sau, khi Klơng 15 tuổi, Ơi  mừng tuổi nó 4 quả mìn. Klơng đem mìn ra đường Plei Me đi Thăng Bình, chỗ ngọn đồi trống ven đường, nơi bọn giặc thường chiếm để yểm hộ cho xe đi. Cả 4 quả mìn chớp nổ. 1 trung đội, 50 tên, chết cả, ngọn đồi sạch quang bóng thù”.
Vợ chồng ông Kpuih Blang. Ảnh: T.H
Vợ chồng ông Kpuih Blang. Ảnh: T.H

Và những cách đánh giặc không thể nào quên
“Klơng đã sáng tạo ra những cách đánh giặc không thể nào quên- ông Siu Blang cười rất tươi khi nhắc lại chuyện cũ- Đầu tiên là cách bắn xâu táo. Khi viên đạn đầu tiên trong đời của Klơng xâu luôn 1 hàng 5 tên, tất cả du kích trong làng đều truyền nhau để học theo lối xạ kích đặc biệt này. Còn với Klơng, không trận nào Klơng chịu đổi 1 viên đạn, 1 đầu thù. Trận ở trên rẫy, Klơng bắn 3 viên đạn, hạ 7 tên; trận đánh bọn tuần đường Plei Me, Klơng bắn 7 phát, 19 tên lìa đời... Sau bắn xâu táo là những trận đánh mìn kỳ lạ- như một loại mìn “có mắt, biết đánh hơi kẻ thù”. Ở cầu Ia Pia, ở suối Ia Kle, ở đường Plei Me đâu đâu cũng gặp xác thù trôi nổi vì “gặp mìn” của Klơng”. Rồi bất ngờ, giọng ông Sui Blang trở nên xúc động lạ thường: “Cái lần cả đội đánh mìn trên đường Plei Me, diệt gần hết 1 trung đội dân vệ năm 1965 là tôi nhớ nhất. Khi bọn giặc ồ ạt tiếp viện, Tiểu đội trưởng Thia ra lệnh lui quân, đến trưa cả đội mới về đến làng, kiểm tra hàng ngũ thì thấy thiếu Klơng. Cụ Sơt vào nhà, rút mấy mũi A-kam, quát lớn: “Đi tìm thằng Klơng, đi ngay, đi với tau”. Chúng tôi ra con suối đầu làng thì gặp Klơng đang rửa vết thương. Cụ Sơt ôm Klơng vào lòng, còn Klơng thì vẫn cười: “Klơng ở lại đánh cho các anh rút. Bọn giặc đông quá, bắn không được, Klơng nằm im. Thấy chúng tới gần hơn, Klơng mở lựu đạn, để xì 3 giây, tống một quả. Chúng mất đầu 3 thằng, sợ quá, bọn kia chạy hết...”. “Tại sao Klơng không nghe lời”-anh Thia hỏi. Klơng vẫn cười: “Klơng có nghe chứ. Nhưng rút cả rồi ai chặn giặc cho các anh lui. Lúc đó em bị thương rồi. Em ở lại, em chết cũng được vì em còn nhỏ, làm được ít việc. Các anh phải sống, các anh là cán bộ, làm được nhiều việc cho dân mình”.

...Quanh chỗ chúng tôi ngồi, giờ đây đang chảy mãi những nỗi xúc động đến vô cùng. Mí Jek thì cứ cặm cụi thổi  cho ngọn lửa trong bếp tràn ra. Ông Sui Blang thì lặng lẽ nắn nắn đôi vai cho người Xã đội trưởng năm nào. Còn ông Kpuih Blang thì vẫn không nguôi nhìn ra ngoài trời. Ngoài đó, mưa vẫn dai dẳng rớt, diết da như những giọt nước mặn mòi, ép từ bời bời ký ức đang ngân lên trong đôi mắt đỏ hoe của ông. Ông vẫn đang nhớ về một con người Jrai tuổi thiếu niên, chí anh hùng.
Thu Huế

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.