Nguồn cơn bùng dịch COVID-19 ở New Zealand vẫn còn là một bí ẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần một tuần sau khi phát hiện ra ổ dịch COVID-19 lây lan cộng đồng ở New Zealand sau hơn 3 tháng, nguồn gốc của nó vẫn còn là 1 bí ẩn.

Nhân viên y tế tiến hành kiểm dịch COVID-19 ở Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP
Nhân viên y tế tiến hành kiểm dịch COVID-19 ở Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP


Các quan chức cho biết, sau khi xét nghiệm bộ gene của đợt lây lan mới nhất đã xác định đây là chủng mới, có thể đến từ Australia hoặc Anh. Tuy nhiên, việc làm thế nào nó xâm nhập vào được một quốc gia vẫn đóng cửa trong nhiều tháng vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Ca mắc sớm nhất mà các nhà chức trách xác định được cho đến nay là người đàn ông 50 tuổi, ở Auckland, xét nghiệm dương tính vào ngày 31.7. Ba thành viên trong gia đình tiếp xúc gần với bệnh nhân được xác nhận mắc COVID-19 vào ngày 11.8.

Theo Reuters, các thành viên trong gia đình đã đến 2 thành phố Rotorua và Hamilton và đến thăm một viện dưỡng lão trong khi có biểu hiện triệu chứng.

Hiện, số ca mắc COVID-19 ở New Zealand đang được điều trị là 78, trong đó có 58 ca liên quan đến gia đình ở Auckland được báo cáo tại nơi làm việc, trường học, nhà riêng và các khu vực công cộng. 20 ca còn lại đều từ nước ngoài.

Đến nay, các nhà chức trách vẫn đặt câu hỏi COVID-19 đã trở lại New Zealand như thế nào khi quốc gia này đã đóng cửa biên giới quốc tế từ tháng 3 và tất cả những người New Zealand trở về đều phải kiểm dịch và cách ly 14 ngày.

Giới chức cho hay, việc truy tìm liên lạc và kiểm tra bộ gene không tìm thấy dấu vết liên quan đến các điểm nhập cảnh ở biên giới hoặc các cơ sở kiểm dịch. Ngoài ra, việc giải trình tự bộ gene đã bác bỏ giả thuyết của một số chuyên gia y tế rằng, virus này có thể đã âm thầm lan truyền trong cộng đồng kể từ đợt bùng phát đầu tiên.

Trước đó, chính phủ cho biết virus có thể đã xâm nhập qua đường hàng hóa. Các xét nghiệm đang được tiến hành tại nơi báo cáo một số ca mắc và kiểm tra bộ gene của các công nhân mắc COVID-19 ở Melbourne.

Giám đốc y tế New Zealand Ashley Bloomfield cho biết, lây truyền từ người sang người là thủ phạm có khả năng nhất, còn lây truyền trên bề mặt hàng hóa là điều “không thể xảy ra”.

Trong khi đó, các đảng đối lập và những người chỉ trích chính phủ đã chỉ ra một trong những cơ sở kiểm dịch ở quốc gia này mắc sai phạm nên có thể dẫn đến làm lây lan virus. Chính phủ đã bác bỏ suy luận đó bởi không có bằng chứng thuyết phục dù việc điều tra vẫn đang diễn ra.

 


Hướng dẫn cài đặt Bluezone trên điện thoại

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc vào kho ứng dụng CHPlay (Android) hoặc Appstore (iOS) gõ từ khoá “Bluezone” trong mục tìm kiếm.

Bước 2: Chọn ứng dụng “Bluezone - Khẩu trang điện tử” của Cục tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông rồi cài đặt.

Bước 3: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 4: Mở ứng dụng và cho phép Bluezone truy cập một số quyền cần thiết.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người!
.

https://laodong.vn/the-gioi/nguon-con-bung-dich-covid-19-o-new-zealand-van-con-la-mot-bi-an-828647.ldo
 

Theo HỒNG HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.