'Đò dọc' của nhà văn Bình Nguyên Lộc có phiên bản mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sinh thời, là một nhà văn nam nhưng Bình Nguyên Lộc có cái nhìn đầy thấu hiểu, thương cảm về thân phận người phụ nữ.

Phiên bản mới của tiểu thuyết Đò dọc (nhà văn Bình Nguyên Lộc) vừa được NXB Trẻ vừa ấn hành. Tác phẩm là câu chuyện dài về gia đình ông bà Nam Thành với 4 cô con gái từ Bạc Liêu lên Sài Gòn rồi từ Sài Gòn trôi dạt về miệt Thủ Đức theo những biến động trong xã hội...

Đò dọc vừa có "áo mới"

Đò dọc vừa có "áo mới"

Nhà văn Bình Nguyên Lộc (1914 - 1987) tên thật là Tô Văn Tuấn, xuất thân trong một gia đình có 10 đời sống tại Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Bình Dương). Ông là nhà văn, nhà văn hóa Nam bộ chuyên nghiên cứu về dân tộc học, ngôn ngữ và cổ văn. Trong sự nghiệp cầm bút, ông có khoảng 50 tiểu thuyết, 1.000 truyện ngắn và 4 cuốn sách nghiên cứu. Một số tác phẩm của ông chưa kịp in đã bị thất lạc, hủy hoại trong chiến tranh.

Dưới ngòi bút mô tả rất thực và đời của nhà văn Bình Nguyên Lộc, không khí miền quê trong Đò dọc bằng phẳng, buồn tẻ, được lột tả sinh động với những cơn mưa xóa mờ tất cả, với tiếng côn trùng kêu rỉ rả, với những công việc ruộng vườn quanh quẩn... Sự hiu hắt ấy được nhà văn nhấn mạnh:

“Bốn cô tủi thân quá, nghe như mình bị cả thế gian bỏ quên. Thế gian cứ vui chơi, thương yêu không biết rằng nơi một xó quê kia có những người còn trẻ, còn ham vui đang vào tuổi thương yêu bỗng vì gia thế phải lùi về ở ẩn như một công chức mãn kỳ phục vụ, và không biết bao giờ ra khỏi chốn nầy”.

Còn bà Nam Thành cũng sớm nhận ra: “Ở đây không phải chỗ của chúng nó. Chỗ của chúng phải vui tươi trẻ trung, sinh động hơn cái không khí ủ rũ nầy...”.

Nhà văn Bình Nguyên Lộc (1914 - 1987)

Nhà văn Bình Nguyên Lộc (1914 - 1987)

Trong Đò dọc, thân người phụ nữ chẳng khác món hàng để bán. Mỗi lần có khách muốn mua, món hàng được bày ra dưới đủ khía cạnh. Người ta xem phía trước, người ta ngắm phía sau, người ta xét tướng đi, người ta thử nghe giọng nói... Rồi người ta chê khen trong bụng, hay nghĩ thầm: “Hàng chỉ xoàng thôi, nhưng nếu được giá hời thì cũng mua”.

Viết về một xã hội buổi giao thời, khi cái hiện đại vừa chớm lan tỏa từ thành thị đến thôn quê, nhà văn Bình Nguyên Lộc đã có cách nhìn rất nhân văn khi nói lên những thay đổi trong quan niệm của người đương thời về hôn nhân và người phụ nữ. Điều này càng được thể hiện rõ khi nhân vật trung tâm là một gia đình có tới 4 cô con gái và chỉ có con gái.

Cũng như nhiều tác phẩm khác của nhà văn Sơn Nam và Vương Hồng Sển, Đò dọc của nhà văn Bình Nguyên Lộc không chỉ là câu chuyện tình người, tình đời đầy ắp yêu thương nơi mảnh đất phương Nam hào sảng, mà còn là kho tàng lời ăn tiếng nói của người bình dân Nam bộ. Đây là một trong những tiểu thuyết được đánh giá cao nhất của nhà văn Bình Nguyên Lộc, từng giành được Giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1959 - 1960.

Đò dọc của nhà văn Bình Nguyên Lộc do Nhà xuất bản Nắng Mới ấn hành lần thứ nhất năm 1973. Sau này, một số NXB khác có in lại và từng được dựng thành phim - do TFS sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...