Giáo dục đi vào thực chất!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
"Giáo dục phải đi vào thực chất" - một khẩu hiệu đơn giản nhưng quả thật để thực hiện được rất khó, kể cả ở những quốc gia phát triển.

Việt Nam cũng không thể đứng ngoài mục tiêu này và hơn 30 năm đổi mới giáo dục cũng đang gặt hái được những kết quả đáng khích lệ.

Tôi có cậu con trai đang học lớp 1 tại TP HCM. Mỗi sáng khi cháu đến trường luôn có cô giáo đứng đón ở cửa lớp. Câu nói cô giáo trao đổi thường xuyên với phụ huynh là "hôm nay con đi học về có vui không ba, mẹ?". Tất cả chương trình học đều được cô trò giải quyết ở lớp nên không có bài tập về nhà. Thỉnh thoảng có bài tập chỉ là những bài ôn rất nhẹ nhàng và con tôi tự giải quyết. Cô giáo không chấm điểm các bài học. Điều này rất khác với những gì chúng ta vốn đã được học trước đây. Với tôi, đây chính là sự đổi mới, bởi các con luôn vui vẻ đến lớp và dễ dàng tiếp thu bài học từ cô giáo.

Xuất phát từ điều kiện khá khó khăn nên khi thực hiện đổi mới giáo dục ở nước ta cũng rất khó khăn. Vừa thực hiện các kế hoạch lâu dài như trang bị cơ sở vật chất, cải cách tiền lương giáo viên… vừa phải giải quyết cùng lúc các vấn đề: đổi mới sách giáo khoa, chuẩn hóa trình độ giáo viên, thay đổi thái độ học tập, xóa bệnh thành tích... Chúng ta đã mất vài thập kỷ và có lẽ cần thêm vài thập kỷ nữa để giải quyết các vấn đề trên.

Có nhiều mô hình giáo dục tiên tiến mà chúng ta đã học hỏi, như chương trình phổ thông của Phần Lan, Singapore, chương trình đại học của Hàn Quốc, Canada… Mô hình nào cũng lấy học sinh làm trung tâm, ưu tiên phát triển nhân cách và chú trọng tinh thần tự học. Trong kế hoạch tổng thể này, giáo viên đóng vai trò cốt lõi và được tạo mọi điều kiện để làm việc. Mức lương của giáo viên rất tốt để họ an tâm hoàn thiện trình độ giảng dạy. Với vai trò đặc thù, họ được xã hội tôn trọng và luôn nhận được sự hợp tác của phụ huynh. Quan trọng hơn, chương trình giáo dục được thiết kế nhằm hoàn thiện kiến thức cho học sinh nhưng không bị áp lực về thành tích.

Một trong những vấn đề khó khăn nhất trong cải cách giáo dục ở ta chính là thoát khỏi căn bệnh thành tích đã tồn tại nhiều năm qua. Căn bệnh này có ở những cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và áp lực xuống từng địa phương và cuối cùng vẫn là đè nặng trên từng giáo viên đứng lớp. Điểm số và thành tích học sinh gần như là chỉ số lớn nhất để đánh giá giáo viên, đánh giá trường học và cả ngành giáo dục. Bệnh thành tích còn nghiêm trọng không kém khi xuất phát từ chính phụ huynh. Tâm lý "con chúng ta phải giỏi nhất" nên phải học ngày học đêm, học thêm… đã đẩy những đứa trẻ xa rời mục tiêu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" mà ngành giáo dục đã đặt ra.

Thực trạng này không thay đổi được dễ làm vô hiệu hóa các chương trình cải cách. Càng nguy hiểm hơn là bệnh thành tích sẽ ngăn cách học sinh với các chương trình học thật, kiến thức thật và phát triển toàn diện mà chúng ta đang xây dựng.

Đổi mới giáo dục là mục tiêu vĩ mô và rất gian nan của bất cứ quốc gia nào. Thực hiện tốt chúng ta sẽ có những thế hệ công dân tốt. Có công dân tốt chúng ta mới xây dựng được một quốc gia phát triển theo đúng nghĩa quốc gia hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.