Vụ nghi ngộ độc ở Đắk Lắk: 2 đối tượng phát bóng quốc tịch nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vụ 31 học sinh nghi ngộ độc ở Đắk Lắk, qua rà soát camera an ninh, công an đã xác định được 4 người phát bóng bay tại cổng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, trong đó có 2 người mang quốc tịch nước ngoài.
Trường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Trường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Cụ thể, qua rà soát camera an ninh, lực lượng công an đã phát hiện và mời bốn người này đến làm việc; trong đó có hai người mang quốc tịch nước ngoài.

Đối với hai người nước ngoài, cơ quan chức năng đã kiểm tra giấy tờ và phối hợp Sở Ngoại vụ xác minh, làm rõ thông tin.

Trước đó, vào chiều 22/3, bốn người nói trên đã đứng trước cổng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng và phát bóng bay cho học sinh. Khi bảo vệ phát hiện, nhóm người này lập tức rời đi.

Sau đó, 31 học sinh nhận bóng bay xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở; trong đó 17 em phải nhập viện điều trị.

Đến sáng 24/3, chỉ còn 3 em tiếp tục phải điều trị. Các em còn lại sức khỏe đã ổn định và được xuất viện.

Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.