Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị

Tập trung xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Những năm qua, Chi bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh luôn quan tâm tổ chức quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và quần chúng; tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”.

Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị

Về thực hiện nhiệm vụ chính trị, Chi bộ lãnh đạo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch, nhất là huy động nguồn vốn địa phương, tranh thủ nguồn vốn trung ương để mở rộng cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của địa phương. Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội triển khai cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi kịp thời, đúng đối tượng, góp phần giúp người dân khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất sau đại dịch Covid-19.

Ngân hàng CSXH tỉnh cũng đã tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp có hiệu quả với các tổ chức hội, đoàn thể trong tỉnh và chính quyền địa phương ở cơ sở, tập trung cải cách thủ tục hành chính, công khai dân chủ trong thực hiện bình xét cho vay ở cơ sở, phục vụ tốt nhu cầu vay vốn của người dân; tập trung huy động nguồn vốn để mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đúng đối tượng, có hiệu quả.

Trong điều kiện hoạt động của tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất là sau đại dịch, tỷ lệ hộ nghèo cao, 46% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), tập trung ở vùng sâu, vùng xa, Chi bộ đã tập trung chỉ đạo phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội của tỉnh triển khai công tác ủy thác qua các tổ chức đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên để mở rộng cho vay, hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách; phối hợp tuyên truyền hộ nghèo vùng đồng bào DTTS mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo; tranh thủ sự chỉ đạo của Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể chính trị-xã hội các cấp của địa phương, nhất là kết hợp đầu tư vốn vay với công tác khuyến nông, hướng dẫn kiến thức làm ăn; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giáo dục, y tế... cho người nghèo, vùng nghèo. Tập trung xây dựng mạng lưới các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở, là cầu nối giữa Ngân hàng CSXH với người nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng, tiết giảm chi phí cho người vay, giúp hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 3.300 tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở, vốn vay được chuyển tải đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, đảm bảo công khai, dân chủ theo phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”. Từ đó đã thực sự có tác động tốt đối với đời sống kinh tế-xã hội của phần lớn hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng vay nặng lãi ở nông thôn.

Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tham gia Hội nghị trực tuyến tập huấn nghiệp vụ cho vay đối với người sử dụng lao động. Ảnh: Sơn Ca

Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tham gia Hội nghị trực tuyến tập huấn nghiệp vụ cho vay đối với người sử dụng lao động. Ảnh: Sơn Ca

Ngân hàng CSXH tỉnh chỉ đạo triển khai có hiệu quả hoạt động 220 điểm giao dịch cố định tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Hàng tháng, vào ngày cố định, tổ giao dịch lưu động là các cán bộ Ngân hàng CSXH tổ chức giao dịch tại xã phục vụ nhu cầu giải ngân, thu nợ, thu lãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách; từ đó, vốn vay đến tay người nghèo một cách nhanh nhất, hạn chế tiêu cực phát sinh, tiết giảm chi phí đi lại cho người dân, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và làm quen với các dịch vụ ngân hàng. Đây là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính và là một đặc thù riêng có, thể hiện tinh thần trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng CSXH đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh thông qua 17 chương trình tín dụng. Vốn vay đã phát huy hiệu quả kinh tế-xã hội, góp phần giúp hộ vay phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, giải quyết việc làm; giúp học sinh, sinh viên được vay vốn học tập; xây dựng các công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ DTTS, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh.

Xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh

Thời gian qua, Chi bộ quán triệt thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chú trọng thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhất là việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Triển khai thực hiện nghiêm Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, vì lợi ích của người dân, của quốc gia, dân tộc và mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng.

Chi bộ tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái trong đội ngũ cán bộ. Tích cực tham gia các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, con người do Đảng, Nhà nước đề ra và phát động, làm gương, giúp đỡ người dân xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, tự giác thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia.

Bên cạnh đó, Chi bộ lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ theo đúng quy trình, quy định trên nhu cầu công việc thực tế tại đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm. Theo dõi, kiểm tra, động viên đảng viên triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công; quan tâm công tác bồi dưỡng quần chúng ưu tú, phát triển đảng viên.

Chi bộ cũng thường xuyên chỉ đạo sâu sát và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị-xã hội để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Động viên đoàn viên nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, từ thiện; tiếp tục phấn đấu xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được cấp trên giao.

LÊ VĂN CHÍ

Bí thư Chi bộ, Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh

Có thể bạn quan tâm

Đổi mới phong cách, lề lối làm việc và phương thức lãnh đạo của các cấp ủy

Đổi mới phong cách, lề lối làm việc và phương thức lãnh đạo của các cấp ủy

(GLO)- Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên tại hội nghị tổng kết 5 năm công tác xây dựng Đảng (2020-2025) và tổng kết 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011-2025) do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 29-3.
Quán triệt, hướng dẫn thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Quán triệt, hướng dẫn thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị

(GLO)-

Chiều 14-3, tại hội trường 2-9, TP. Pleiku, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, hướng dẫn thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27-10-2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTN, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án.

Đảng bộ xã Ia Tôr phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo

Đảng bộ xã Ia Tôr phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ xã Ia Tôr là đơn vị cấp xã duy nhất được Huyện ủy Chư Prông công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Để có được thành tích này, Đảng bộ xã đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nông thôn mới.

Chư Pưh tập trung chỉ đạo đại hội Mặt trận các cấp

Chư Pưh tập trung chỉ đạo đại hội Mặt trận các cấp

(GLO)- Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp là sự kiện chính trị quan trọng. Thời gian qua, cả hệ thống chính trị huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã quan tâm chỉ đạo triển khai đại hội Mặt trận cấp xã, tiến tới Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam huyện Chư Pưh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2024-2029).

Chư Pưh nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

Chư Pưh nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Đảng bộ huyện Chư Pưh có 40 tổ chức cơ sở Đảng với gần 1.750 đảng viên. Thời gian qua, Đảng bộ huyện thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, góp phần thiết thực vào nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Đảng bộ huyện Chư Prông tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

Đảng bộ huyện Chư Prông tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

(GLO)-

Thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy và Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Chư Prông đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Nhờ đó, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ huyện được nâng lên.