Các nước kêu gọi khẩn kiểm soát sử dụng AI trong chiến tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tại hội nghị kéo dài 2 ngày mới đây tại La Haye (Hà Lan), nhiều nước trên thế giới đã kêu gọi xây dựng các quy định quốc tế về sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chiến tranh, nhằm tạo ra một hiệp ước tương tự như những hiệp ước về vũ khí hóa học và hạt nhân.

Cụ thể, trong ngày 16-2, khoảng 2.000 đại biểu đại diện cho chính phủ và các công ty công nghệ đến từ hơn 60 nước tham dự tại hội nghị, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, kêu gọi hành động khẩn cấp để đưa ra các quy định kiểm soát việc phát triển và sử dụng ngày càng nhiều AI trong chiến tranh, đồng thời cảnh báo công nghệ này “có thể gây ra những hậu quả khôn lường”.

Một loại robot chiến đấu. (Nguồn: Getty Images)

Một loại robot chiến đấu. (Nguồn: Getty Images)

Trong lời kêu gọi hành động chung, các nước đều cho rằng: “AI đã mang lại nhiều cơ hội lớn và có tiềm năng phi thường như một công nghệ hỗ trợ, cho phép chúng ta sử dụng hiệu quả lượng dữ liệu trước đây vốn không thể tưởng tượng được và cải thiện việc đưa ra quyết định”.

Tuy nhiên, hội nghị cảnh báo rằng hiện nay trên thế giới dấy lên những quan ngại xung quanh việc sử dụng AI trong lĩnh vực quân sự liên quan đến con người, việc thiếu trách nhiệm pháp lý và nguy cơ về những hậu quả khôn lường. Trong lĩnh vực quân sự, AI đã được sử dụng để do thám và giám sát cũng như phân tích, thậm chí còn được sử dụng để tự động lựa chọn các mục tiêu, chẳng hạn như đưa máy bay không người lái (UAV) tới nước đối địch.

Ngay tại hội nghị, bà Bonnie Jenkins-Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế cũng nhấn mạnh: “AI là công nghệ đang thay đổi nhanh chóng. Chúng ta có nghĩa vụ tạo ra quy tắc mạnh mẽ cho hành vi có trách nhiệm trong sử dụng công nghệ này vì mục đích quân sự”. Còn Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra kêu gọi: “Giảm thiểu rủi ro và ngăn AI vượt khỏi tầm kiểm soát, cũng như ngăn công nghệ này đẩy chúng ta tới chỗ không mong muốn”. Do đó, các đại biểu dự hội nghị cũng nhất trí thành lập một ủy ban toàn cầu để làm rõ về việc sử dụng AI trong chiến tranh và đưa ra những hướng dẫn cụ thể.

Mặc dù các chuyên gia cho rằng có thể còn lâu mới đạt được hiệp ước quy định về sử dụng AI trong chiến tranh, nhưng những người tham dự nhất trí rằng cần phải nhanh chóng xây dựng các hướng dẫn liên quan đến vấn đề này.

Nga không được mời tham dự hội nghị này. Nga gần đây triển khai một số robot sát thủ có khả năng tự động nhận diện mục tiêu tới chiến trường Ukraine.

Giới chuyên gia quân sự và AI cảnh báo chiến sự Nga-Ukraine càng kéo dài, khả năng máy bay không người lái (UAV) trang bị AI có thể xác định, lựa chọn và tấn công mục tiêu mà không cần con người ra lệnh càng cao.

HUỲNH LÊ (vietnamplus.vn; vnexpress.net)

Có thể bạn quan tâm

Triển vọng của Microsoft trong mảng AI

Triển vọng của Microsoft trong mảng AI

Với việc bổ nhiệm nhà khoa học Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập của DeepMind vào cương vị giám đốc mảng AI, nhiều chuyên gia đánh giá đây là một nước đi sáng giá của Microsoft trong việc chiêu mộ nhân tài ngành AI.
Phối hợp quản lý và sử dụng các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang địa danh “Gia Lai”

Phối hợp quản lý và sử dụng các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang địa danh “Gia Lai”

(GLO)- Để việc quản lý các nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý mang địa danh “Gia Lai” đạt hiệu quả, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp quản lý và phát triển các nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.