Mở “cánh cửa” cơ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chị đồng nghiệp cũ nói với tôi rằng: “Thực ra, mất việc không phải quá đáng sợ như mình vốn nghĩ. Nhiều khi, thoát ra khỏi vùng an toàn, chúng ta mới có thể khám phá được nhiều khả năng khác của bản thân. Đó cũng là cách để trải nghiệm một cơ hội nghề nghiệp mới”.

Rời khỏi cơ quan cũ, ban đầu, chị cũng tìm kiếm công việc ở một số nơi khác. Trong khi trải nghiệm một loại mỹ phẩm, cảm thấy khá hài lòng, ý tưởng kinh doanh bỗng lóe lên trong đầu chị. Được sự ủng hộ của chồng, chị liên hệ với công ty sản xuất, phân phối sản phẩm để làm đại lý, tìm kiếm mặt bằng, mở cửa hàng kinh doanh. Việc kinh doanh của chị ngày càng tiến triển khi có lượng khách hàng ổn định, doanh thu tăng đều đặn. Chị cũng có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn. Nhìn vào sự tươi tắn, vui vẻ của chị có thể cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực, niềm hạnh phúc đang lan tỏa.

Đại dịch Covid-19 ập đến khiến nhiều công việc không còn “đất sống”, trong đó có nghề make-up. Bởi trong giai đoạn giãn cách xã hội, đám cưới không được tổ chức, các buổi tiệc tùng cũng không còn. Lượng khách không đều đặn khiến nguồn thu nhập của bạn tôi giảm. Nhiều tháng liền không có “đất dụng võ”, cảm thấy không thể cứ theo đuổi mãi một nghề như vậy, đồng thời nhận thấy nhu cầu tập yoga của phái nữ để rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vóc dáng ngày càng tăng, bạn đã đăng ký tập luyện và quyết tâm học để có chứng chỉ dạy bộ môn này. Hiện nay, bạn tôi là giáo viên dạy yoga tại một cơ sở khá lớn ở trung tâm thành phố với mức lương tương đối cao. Khi rảnh rỗi, bạn vẫn nhận khách trang điểm để có thêm thu nhập.

American Home Storage Company là tên của một công ty nội thất gia đình nổi tiếng tại Mỹ. Ít ai biết được, đồng sáng lập nên công ty này là 2 người bạn cũ bị sa thải. Trong lúc buồn bã vì thất nghiệp, họ vô tình gặp nhau và cùng tìm kiếm một hy vọng mới. Thành lập doanh nghiệp riêng và làm chủ là ý tưởng giúp họ thay đổi số phận. Từ những người mất việc, họ đã tạo việc làm cho 150.000 lao động khác. Đó là một kỳ tích.

Cuộc sống vốn luôn chứa đầy những điều bất ngờ. Sẽ luôn có những khó khăn, thách thức bất chợt ập đến. Nhưng, dù bất cứ việc gì thì cũng sẽ có cách giải quyết, bởi “khi cánh cửa này khép lại sẽ có cánh cửa khác mở ra”. Cũng như chuyện tôi nhắc đến ở trên, nếu 2 người bạn cũ không cùng nhau quyết tâm mở công ty, cô bạn tôi không quyết định học yoga hay chị đồng nghiệp cũ không chuyển hướng kinh doanh, có lẽ họ vẫn loay hoay, bế tắc bởi cảnh thất nghiệp. Không để thực tế khó khăn chế ngự, với suy nghĩ tích cực, lạc quan, khao khát thay đổi, họ đã vươn lên, đem đến cho bản thân những trải nghiệm mới, từng bước làm chủ cuộc đời. Vì thế, để thấy được “ánh sáng cuối đường hầm”, biết được sau cánh cửa kia là cơ hội gì, mỗi người cũng cần có đủ quyết tâm đứng dậy sau thất bại, dũng cảm bước tiếp, sẵn sàng đón nhận những sự đổi thay ở phía trước.

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.