Các trường mầm non: Khởi động năm học mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm học 2019-2020, ở bậc học Mầm non, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, duy trì bền vững kết quả phổ cập mầm non cho 100% trẻ 5 tuổi, nhân rộng mô hình thư viện thân thiện dựa vào cộng đồng. Do đó, ngay từ đầu tháng 8, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên bậc học này đã bắt tay vào công tác chuẩn bị để sẵn sàng đón trẻ tới trường.
Tập trung huy động trẻ đến trường
Tại huyện Đak Đoa, công tác huy động trẻ 3-5 tuổi tới trường năm học 2019-2020 được chia thành 2 đợt: trước kỳ nghỉ hè và ngay đầu tháng 8. Theo bà Trần Thị Thu Thủy-Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện thì công tác này giữ vai trò nòng cốt trong việc duy trì hoạt động ổn định cho 18 trường mầm non (16 trường công lập và 2 trường tư thục) tại địa phương. Bà Thủy cho biết thêm: “Chúng tôi đã tổ chức họp các hiệu trưởng để giao nhiệm vụ chuẩn bị mọi mặt cho năm học mới. Trong đó, công tác huy động trẻ đến trường được đặc biệt chú trọng. Đối với trẻ 5 tuổi, chỉ tiêu huy động giao về các trường là 100% nhằm giữ vững kết quả phổ cập đối với trẻ ở độ tuổi này. Đối với trẻ 3-4 tuổi, chúng tôi khuyến khích các đơn vị huy động ở mức tối đa nhằm tạo nguồn gối đầu cho những năm học tiếp theo. Những trường có điều kiện mở các lớp nhà trẻ dành cho trẻ 24-36 tháng tuổi thì tiếp tục duy trì tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh”.
  Mô hình thư viện thân thiện của Trường Mẫu giáo Ia Ka (huyện Chư Pah) được bố trí ngoài trời. Đây là mô hình đang được các trường trong toàn tỉnh hướng tới. Ảnh: N.G
Mô hình thư viện thân thiện của Trường Mẫu giáo Ia Ka (huyện Chư Pah) được bố trí ngoài trời. Đây là mô hình đang được các trường trong toàn tỉnh hướng tới. Ảnh: N.G
Tại huyện Chư Prông, công tác huy động trẻ đến trường cũng đang được ngành GD-ĐT địa phương đặc biệt quan tâm. Năm học 2019-2020, huyện có 21 trường mầm non, mẫu giáo (20 trường công lập và 1 trường tư thục). Ông Lê Hồng Sơn-Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện-cho hay: “Ngay trong ngày 1-8, chúng tôi đã tổ chức họp hiệu trưởng để nghe báo cáo tình hình tuyển sinh, huy động trẻ đến trường và công tác chuẩn bị cho năm học mới. Thông qua đó, Phòng GD-ĐT có kế hoạch chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ năm học đối với bậc học này. Trong đó, việc huy động tối đa trẻ đến trường được đặc biệt chú trọng. Đối với những trường có nhiều điểm lẻ, công tác này phải được phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương”.
Thực tế cho thấy, công tác vận động trẻ đến trường tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương trong tỉnh vẫn còn gặp khó khăn. Do đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên phải tận tâm với nhiệm vụ này và có những giải pháp quyết liệt như: tích cực tuyên truyền đến người dân về tầm quan trọng của bậc đầu đời cho trẻ, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và trực tiếp đến từng nhà dân để vận động phụ huynh đưa con em đến lớp...
Chỉnh trang cơ sở vật chất trường lớp
Bà Bùi Khoa Nghi-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT: “Năm học 2019-2020, toàn tỉnh có khoảng 270 trường mầm non với 86 ngàn trẻ từ 2 đến 5 tuổi tới trường. Để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, Sở GD-ĐT đã tổ chức nhiều chương trình tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ như: tập huấn chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, tập huấn nhân rộng mô hình thư viện thân thiện dựa vào cộng đồng, tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ từ nguồn phế thải an toàn...”. 

Là một trong những đơn vị đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2019-2020, Trường Mẫu giáo Hướng Dương (xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) đang gấp rút bổ sung, chỉnh trang cơ sở vật chất trường lớp để đón trẻ bước vào năm học mới. Với quy mô 270 trẻ từ 3 đến 5 tuổi phân bố tại 7 điểm trường ở các thôn, làng, nhà trường được đầu tư xây mới 2 phòng học, cổng trường và sân bê tông tại điểm trường chính. Bên cạnh đó, nhà trường đã trích quỹ chi thường xuyên để sơn mới, vẽ tranh lên các phòng học tại những điểm trường lẻ, bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Cô Phạm Thị Thu Huyền-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Năm nay, nhà trường có kế hoạch làm 1 phòng chức năng âm nhạc cho trẻ nên công tác chuẩn bị phải bắt đầu sớm hơn mọi năm. Bên cạnh việc mua sắm vật dụng, đồ dùng, phương tiện cần thiết, chúng tôi huy động toàn bộ giáo viên tập trung làm đồ chơi từ phế thải cho trẻ. Nhóm đồ chơi này bao gồm cả đồ chơi trong nhà và ngoài trời”.
Cùng với việc chỉnh trang cơ sở vật chất trường lớp, các trường mầm non trong toàn tỉnh còn lên kế hoạch bố trí làm những góc thư viện thân thiện ngoài trời, trong lớp học. Năm học trước, mô hình thư viện thân thiện dựa vào cộng đồng đã được triển khai thí điểm tại 3 huyện: Kbang, Krông Pa, Mang Yang. Mô hình này đã góp phần phát triển toàn diện cho trẻ, giúp phụ huynh có nhận thức đúng về văn hóa đọc, hình thành nền tảng kiến thức ngay từ bậc học đầu đời và tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Bà Nguyễn Thị Phương Huệ-Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD-ĐT) cho biết: “Nhân rộng mô hình thư viện thân thiện dựa vào cộng đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bậc học Mầm non trong năm học 2019-2020. Chúng tôi đã tiến hành tập huấn, hướng dẫn các đơn vị về quy trình, cách thức thực hiện phù hợp với đặc điểm địa phương. Thời gian tới, chúng tôi sẽ kiểm tra thực tế tại các trường nhằm kịp thời hỗ trợ để các thư viện thân thiện phục vụ tốt việc dạy-học ngay từ đầu năm”.
Ngoài ra, việc sắp xếp, bố trí giáo viên sao cho phù hợp, đảm bảo giáo viên đứng lớp cũng được các Phòng GD-ĐT chủ động thực hiện theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT với các quy định: ưu tiên bố trí giáo viên biên chế cho những vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; những vùng thuận lợi thì hợp đồng giáo viên theo nguyên tắc xã hội hóa; đảm bảo mỗi lớp 2 giáo viên đối với mô hình bán trú và 1 giáo viên đối với lớp một buổi.
 NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.