Gặp "nữ thủ lĩnh" của làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trung tuần tháng 3 vừa qua, tại TP. Pleiku đã diễn ra Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của già làng các dân tộc khu vực Tây Nguyên (2009-2019). Dịp này, chúng tôi may mắn được gặp gỡ các nữ già làng, người có uy tín và được nghe họ chia sẻ về công việc, kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động.
Có chồng từng là già làng, bà Rơ Châm Phyah (làng Breng, xã Ia Krai, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã tạo được uy tín với dân làng từ lúc còn giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã. Đến khi nghỉ hưu, bà cũng luôn hết lòng giúp đỡ bà con. Chính vì thế, năm 2013, sau khi chồng qua đời, bà Phyah được người dân tin tưởng, bầu làm già làng kế cận. Lần đầu tiên làng Breng có nữ già làng. 
Tuy nhiên, vẫn còn một số người nghi ngờ về vai trò “thủ lĩnh” của bà. Do đó, ngay khi nhận nhiệm vụ, bà luôn tâm niệm phải tạo niềm tin tuyệt đối với dân làng, phải nêu gương trong mọi việc, từ nuôi dạy con cái đến phát triển kinh tế gia đình, vì “chỉ khi nói được, làm được dân mới nghe”. Bốn người con gái của bà hiện đều có công việc ổn định, người làm cán bộ Đoàn xã, người làm bác sĩ, 2 người còn lại cũng có thu nhập ổn định từ việc làm kinh tế gia đình. Bản thân bà dù đã bước sang tuổi 74 song vẫn tích cực phát triển kinh tế gia đình với 3 ha điều, bình quân mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng. Mỗi khi người dân trong làng có nhu cầu vay tiền để phát triển kinh tế hoặc con ốm, con đau, bà đều sẵn lòng giúp đỡ. Chia sẻ về những điều trăn trở, bà Phyah bộc bạch: “Mình luôn nhắc nhở dân làng không sinh con đông và không tảo hôn vì đó là những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, chưa kể sinh con đông, sinh con sớm còn ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, không có điều kiện nuôi dạy con tốt...”.
 Các nữ già làng, người uy tín chụp hình cùng bà Rơ Châm H'Yéo (thứ 3 từ trái sang)-Trưởng ban đại diện  Hội Người cao tuổi tỉnh tại hội nghị.  Ảnh: P.D
Các nữ già làng, người uy tín chụp hình cùng bà Rơ Châm H'Yéo (thứ 3 từ trái sang)-Trưởng ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh tại hội nghị. Ảnh: P.D
Với nữ Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Dương Thị Thu (thôn Hà Ra, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang, Gia Lai), ngoài việc tập hợp người dân trên địa bàn luôn đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp, bà còn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên. Bởi theo bà, khi đã trở thành đảng viên thì mọi người sẽ càng nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm. Do vậy, trong mỗi cuộc họp chi bộ, bà đều triển khai cho từng chi hội: Cựu chiến binh, Nông dân, chi đoàn Thanh niên giới thiệu các quần chúng ưu tú để chi bộ xem xét, cử tham gia các lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng... Nhờ đó, đến nay, chi bộ thôn Hà Ra đã có 14 đảng viên. Ngoài ra, nữ trưởng thôn có gần 45 năm tuổi Đảng còn khuyến khích, động viên bà con trong thôn giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc. Hiện người dân trong thôn đã thành lập được Câu lạc bộ Đàn tính, hát then của bà con dân tộc Tày.
Theo các nữ già làng và người có uy tín, tùy vào tình hình thực tế của mỗi ngôi làng, họ sẽ có cách tuyên truyền, vận động khác nhau nhưng vấn đề cốt lõi vẫn là sự gương mẫu và “thấu tình đạt lý”. Đó cũng chính là điều mà “nữ thủ lĩnh” vùng biên giới xã Ia Mơr (huyện Chư Prông)-già làng Ksor HBlâm-đã làm rất tốt suốt gần 30 năm qua. Bà bảo, người dân làng Krông nơi bà sinh sống vốn có truyền thống cách mạng. Do vậy, trong mỗi đợt tuyên truyền, bà luôn nhắc nhớ để người dân thêm tự hào. Đặc biệt, bằng kinh nghiệm, kiến thức của bản thân, bà H'Blâm đã từng bước giúp người dân làng Krông cũng như các làng lân cận thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn trồng lúa nước, điều thay bắp, mì; chăn nuôi heo, bò, gà... để cải thiện cuộc sống. Bà còn mua bò cho dân làng mượn để có sức kéo, cho người dân vay tiền mua phân bón cho cây trồng... “Đến nay, người dân làng Krông đều đã biết trồng lúa nước và ai cũng nêu cao tinh thần cảnh giác, không nghe theo sự xúi giục, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch. Bà con đều yên tâm lao động sản xuất và 60/60 hộ ký cam kết cùng nhau tham gia bảo vệ an ninh trật tự thôn làng”-bà Ksor H'Blâm chia sẻ.
Sau khi hoàn thành sứ mệnh đưa các thế hệ học trò “sang sông”, cô giáo Siu HHip không cho phép bản thân ngơi nghỉ mà vẫn tích cực tham gia các hoạt động tại làng Kia (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) với mong muốn góp phần giúp người dân nơi đây có cuộc sống ấm no hơn. Trong vai trò là Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ, bà luôn quan tâm, nhắc nhở, động viên hội viên, phụ nữ thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “5 không, 3 sạch”, đặc biệt là không để con em, người thân trong gia đình sa vào tình trạng tảo hôn hay hôn nhân cận huyết thống. Theo bà Siu HHip, trong các đợt tuyên truyền, bà đều giải thích cặn kẽ và đưa các dẫn chứng cụ thể về hệ lụy của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Bà HHip nhấn mạnh: “Con cái chưa đủ tuổi mà kết hôn là vi phạm pháp luật; còn những đứa trẻ sinh ra từ các cuộc hôn nhân cận huyết thống sẽ không được đẹp đẽ, dễ bị mắc các căn bệnh di truyền, bệnh hiểm nghèo...”.
Bằng cách này hay cách khác, các nữ già làng, người có uy tín trên địa bàn tỉnh đã và đang có những đóng góp không hề nhỏ cho cộng đồng, giúp kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển; an ninh-quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
 PHƯƠNG DUNG-PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.