Cơm nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong quảng cáo của Baemin có câu: “Nếu hôm nay bạn quyết định ăn cơm nhà, có nghĩa là bạn đã hoàn thành nghĩa vụ công dân”. Đó là một cách quảng cáo không khéo với dịch vụ giao thức ăn tận nhà. Bởi ăn cơm nhà là chuyện đương nhiên. Ăn cơm nhà vậy mà trở thành một câu chuyện giữa bộn bề công việc hiện nay, chúng ta rất vội vã, thời gian để “ăn” đôi khi rất ít. 
Vì thế, trong lòng thành phố có rất nhiều quán cơm trưa, gọi là cơm công sở với giá cả ổn định. Mỗi ngày với thời gian buổi trưa ít ỏi, mọi người đến đây dùng bữa, phù hợp với túi tiền. Và buổi chiều, ai cũng trở về nhà, tạt mua thức ăn về vội chế biến, cả nhà cùng ngồi vào mâm cơm, đôi khi rất trễ, vừa ăn vừa chuyện trò, ấm cúng mà vui.
Ăn cơm nhà, tưởng là chuyện bình thường nhưng chính bởi vắng lần những bữa cơm nhà cho nên thấy nhớ. Bữa cơm ở quê đôi khi chỉ là trải chiếc chiếu trước sân nhà, ánh trăng non chếch rọi, món ăn là rau luộc, món canh cũng rau hái trong vườn, cá chiên hay thịt kho trứng… đại khái là như thế. Nồi cơm để trong chiếc rế bằng tre, mở nắp ra còn bốc khói, mẹ xới cơm cho mọi người, cả nhà mời nhau ăn, đợi người lớn đụng đũa trước, trẻ con mới được phép ăn. Bữa cơm nhà phố thị khác hơn, cơm nấu trong nồi cơm điện, thức ăn có khi mua sẵn ở siêu thị hoặc có chị người làm theo giờ ghé nấu và cả nhà đi làm về trễ, và vẫn là mời nhau ăn, người lớn đụng đũa trước bữa cơm mới bắt đầu. Cái truyền thống cơm nhà kể chuyện cơ quan, kể chuyện học hành, con cái đôi khi xin thêm tiền để đi picnic hoặc dự sinh nhật bạn, chồng kể chuyện ngoài đường, vợ kể chuyện đi chợ… đại khái vậy.
Bữa cơm nhà mỗi nơi mỗi khác, tùy giờ giấc sinh hoạt mà diễn ra khác nhau. Tất nhiên, cách chế biến món ăn cũng khác nhau. Tỉ dụ như, tôi có 2 đứa con gái, lập nghiệp ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngày còn nhỏ, ở chung nhà, 2 đứa cùng ăn món mẹ nấu, mẹ hướng dẫn cách chế biến thức ăn. Rồi có gia đình riêng, đứa ở Hà Nội chịu ảnh hưởng cách nấu nướng của mẹ chồng, đứa ở TP. Hồ Chí Minh nấu lần lần cũng khác cho phù hợp với cách sống. Lâu lâu tôi ghé nhà con, khi con cái dọn cơm ra, đã là bữa cơm nhà khác.
Mỗi buổi tối, đôi khi đi dạo vòng quanh thành phố, nhìn vào những ngôi nhà, bắt gặp những bữa cơm gia đình. Những bữa cơm luôn tràn ngập tiếng cười, có tiếng kêu lách cách của chén đũa chạm nhau, có tiếng dặn dò của cha mẹ và ánh đèn chiếu rọi hình ảnh ấy như lan tỏa hạnh phúc. Và, như thói quen, nhiều khi buổi chiều bạn rủ đi nhậu, liền trả lời: “Về ăn cơm nhà vì có hẹn rồi”. Quán vắng một người không sao, nhưng trong căn nhà chỉ có hai người, bữa cơm nhà vắng một thì buồn lắm!
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...