Đừng than đời vô vị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thảng hoặc, lướt mạng xã hội thấy một số bạn trẻ thường than buồn chán, than đời sao vô vị quá. Trước kia, tôi cũng vài lần rơi vào trạng thái tương tự, nhưng khi đối mặt với một thử thách thật sự, tôi đã tự nhủ với mình rằng: Cuộc sống này đẹp lắm, vấn đề là ta có lắng lòng để cảm nhận hay không. 
Cách đây vài năm, sau đợt cắt bỏ amidan, tôi rơi vào trạng thái vô vị, đúng theo nghĩa đen. Sau phẫu thuật, tôi gần như không còn cảm nhận được vị thức ăn, chỉ mang máng vị mặn. Mọi thức món đều nhạt nhẽo, vô vị, kể cả những món tôi từng rất yêu thích. Không những sút mất mấy ký, tôi khủng hoảng thật sự.
Tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu? Bác sĩ điều trị chỉ biết lắc đầu chứ không thể đưa ra được câu trả lời chính xác. Sau đó, tôi đành chấp nhận thực tế và chỉ còn cách ăn cầm chừng để đảm bảo sức khỏe. Đến khi ấy tôi mới thật sự hiểu ra rằng sự vô vị đáng sợ đến mức nào. Sau gần 2 năm, tôi đã dần dần lấy lại trọn vẹn vị giác của mình trước kia.
Đôi khi, cần có thử thách đủ lớn để ta nhận ra một sự thật: Sự vô vị trong tâm trí đôi lúc vẫn tìm tới ta, nhưng cuối cùng chỉ là phù phiếm nếu biết rằng cuộc sống xung quanh đẹp lắm, phong phú lắm. Và hạnh phúc đến mỗi ngày, quanh đây mà nhiều khi ta hờ hững. Sáng ra, bàng hoàng nghe tin một người quen nào đó đã ra đi mãi mãi sau một giấc ngủ, lẽ nào ta không thấy mình may mắn vì vẫn có một cơ thể khỏe mạnh, tâm trí minh mẫn để có thêm 1 ngày vui sống, 1 ngày làm việc, 1 ngày gặp gỡ bạn bè?
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Thi thoảng nhìn lại, dù cuộc sống còn bao điều không như ý nhưng ta vẫn thấy mình quá đủ đầy so với bao hoàn cảnh đáng thương, chịu nhiều thử thách nghiệt ngã của số phận. Gần đây nhất, nhìn những bệnh nhân Covid-19 giành giật với thần chết từng chút oxy một, ta càng biết trân quý hơi thở của mình. Thường ngày, ta nào có để tâm đến hơi thở, ta nghĩ đó là điều hiển nhiên, mặc định. Chỉ khi gặp những cảnh ngộ bị đẩy đến tận cùng ranh giới mong manh sống-chết, ta mới hiểu hơi thở là vô giá. 
Những bài học lần lượt đến khiến ta ngày càng dễ dàng hài lòng với cuộc sống. Có một câu chuyện khá hay như sau về “định mức hạnh phúc”: Một con voi trưởng thành mỗi ngày phải ăn 150 kg cỏ mới đủ no. Một con thỏ trưởng thành thì ăn khoảng 0,15 kg đã thấy ổn. Một hôm, thỏ lướt Facebook, xem ảnh của voi chụp bữa ăn của mình, thỏ choáng váng lắm. Tự nhiên, thỏ thấy bữa ăn của mình thật xoàng xĩnh, cuộc sống của mình thật kém cỏi. Thỏ không còn thấy vui nữa, chỉ mơ có ngày được ăn bữa ăn như của voi.
Voi thực ra cũng không sướng như thỏ nghĩ. Bữa ăn của nó đúng là hoành tráng thật, nhưng chỉ cần hôm nào đó ăn ít hơn 150 kg cỏ thì chắc chắn là đói. Vậy nên, nếu có một thảm họa nào đó như hạn hán, cỏ không còn nhiều thì voi mới là con dễ chết vì đói chứ không phải thỏ. Bữa ăn của thỏ và voi có thể khác nhau đến cả ngàn lần, nhưng cảm giác no và đói của cả hai đều giống nhau. Cảm giác hạnh phúc của chúng ta cũng vậy, nhưng ai cũng có một “định mức hạnh phúc” riêng, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện sống của mình. Khi sống đúng với định mức ấy, ta sẽ dễ dàng tìm được hạnh phúc. 
Một hôm nào đó chợt cảm thấy cuộc sống vô vị, tôi sẽ nghĩ đến bữa ăn mới đây và thầm vui mừng vì bản thân vẫn còn được cảm nhận đầy đủ mùi vị của nó. Hiểu rõ “định mức hạnh phúc” của mình và luôn biết ơn mọi thứ mình đang có, với ta mỗi ngày đều đáng sống.
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.