Nuôi dưỡng ước mơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều cuối tuần, đón con đi học về, cô con gái đang học lớp 4 của tôi sau một đỗi ngần ngừ bèn thủ thỉ: “Hôm nay, trong giờ sinh hoạt lớp, cô giáo hỏi chúng con có ước mơ gì, sau này lớn lên muốn theo nghề nào. Con nghĩ mãi mà chưa biết trả lời cô thế nào nên không giơ tay phát biểu được mẹ ạ!”. Tôi nhẹ nắm tay con, yên ủi: “Không sao đâu con, mình trả lời cô sau là được mà. Cũng là do mẹ chưa chia sẻ cùng con nhiều về câu chuyện của tương lai”.
Lời động viên dành cho con cũng là một sự nhắc nhớ cái sự mà tôi cho là thiếu sót của chính mình. Thật ra, không phải tôi chưa từng nói với con về ước mơ, chưa từng định hướng cho con về nghề nghiệp sau này, nhưng chỉ như một câu chuyện bất chợt vừa nghĩ tới.
Thoảng hoặc, tôi có kể cho con nghe một đôi chuyện nghề của mình hoặc của bạn bè. Và, trong những câu chuyện thường nhật sau đó, tôi gợi nhắc với con ước mơ cũng như việc nuôi dưỡng ước mơ. Nhưng thú thật, tôi vẫn muốn cô gái 9 tuổi của mình được thỏa sức mộng mơ, tưởng tượng, thoải mái suy nghĩ, lựa chọn; bởi ngày mỗi ngày đi qua, con sẽ còn được mở rất nhiều cánh cửa cuộc sống để đón nhận biết bao điều mới mẻ, hấp dẫn, tươi đẹp.
Tôi chợt nhớ về ước mơ đầu tiên, về những năm tháng tuổi thơ của mình. Ngày ấy, tôi cũng học lớp 4, bằng đúng tuổi con gái tôi bây giờ. Đó là năm tôi thi đậu trường chuyên của huyện, đi trọ học xa nhà và lần đầu tiên được theo học thầy.
Thầy chủ nhiệm của chúng tôi không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn là một người cha thực thụ, chỉ bảo cho những đứa trẻ đang học thành người từng chút một, từ cách đi đứng, nói năng. Riêng tôi, có lẽ vì hoàn cảnh gia đình hơi khác biệt, chịu sự thiệt thòi hơn so với các bạn nên được thầy quan tâm chăm sóc nhiều hơn.
Và, cũng từ ngày đó, trong tôi nhen lên ước mơ trở thành cô giáo. Mà không chỉ riêng tôi, các bạn cùng lớp hầu như chung một ước muốn sau này sẽ là giáo viên-người gieo niềm tin, gieo tình yêu cho biết bao trái tim non trẻ. Rồi đến khi lên lớp 8, được hai vợ chồng thầy cô-một người là giáo viên chủ nhiệm, một người là Phó Hiệu trưởng dìu dắt, dạy bảo, tôi càng nung nấu quyết tâm phải học thật giỏi để trở thành giáo viên dạy văn, như cô. Rồi ước mơ ấy cũng thành hiện thực, nhưng tôi đã không đủ tinh tế, tâm sức... để đi theo nghề giáo.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Trở lại câu chuyện dang dở với con gái. Tối đó, chúng tôi dành thời gian nói chuyện với nhau nhiều hơn. “Thế ước mơ của các bạn là gì hả con?”. Nghe mẹ hỏi, con gái hào hứng kể: “Nhiều lắm ạ. Có bạn thích làm giáo viên, bác sĩ, họa sĩ; bạn muốn là người bán hàng hay chủ quán cà phê; còn có bạn muốn thành nhà sáng chế máy quét dọn rác nữa...”.
Hỏi chuyện kỹ hơn thì tôi được biết, một bạn trong lớp con có mẹ là công nhân vệ sinh môi trường, đó chính là cô bé muốn chế tạo ra chiếc máy dọn rác. Cô gái nhỏ của tôi thì tỏ ra khá băn khoăn và không hiểu vì sao bạn lại có ước mơ như thế, bởi trong suy nghĩ non nớt của con, quét rác là việc khá đơn giản, con cũng đã quét sân giúp mẹ, không có nhiều khó khăn, chỉ mỏi tay chút thôi...
Tôi liền phân tích để con hiểu công việc của những công nhân vệ sinh môi trường không đơn giản như chúng ta nhìn thấy hàng ngày; họ thường phải thức khuya dậy sớm, làm việc rất vất vả, nặng nhọc, thậm chí có khi còn đối diện với hiểm nguy. Bất cứ công việc nào cũng đáng quý, nghề nào cũng đáng được coi trọng.
Rồi tôi nói với con: “Ước mơ của bạn con chắc chắn được bắt nguồn từ lòng yêu thương mẹ, mong muốn mẹ vơi bớt vất vả. Mẹ tin rằng, bạn ấy sẽ luôn cố gắng trong học tập để biến ước mơ trở thành hiện thực. Và mẹ mong, con cũng như bạn, không chỉ có ước mơ mà còn biết phấn đấu để thực hiện ước mơ của mình”.
THÁI BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

(GLO)- Anh khởi đầu từ thơ, từ hồi chưa vào quân đội, rồi thành công về đường văn xuôi với những tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng, là một cây bút văn xuôi với rất nhiều thành tựu, những là “Một ví dụ xoàng”, “Mình và họ”, “Người đi vắng”, “Vào cõi”, “Ngồi”, “Những đứa trẻ chết già”...
Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.