Ngày trở gió

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng nay, trời hanh hao và se lạnh. Cơn mưa đến dai dẳng rồi dừng lại mấy ngày qua khiến trời thêm xanh và cao vời vợi.
Trời vừa ngưng mưa, nhìn ra sân, tôi đã thấy đám lá nghiêng mình đợi gió. Cây trút lá là khi gió trở mùa. Thấy đám bụi xoay vòng rồi quẩn lại ở chân cầu thang với mớ bùi nhùi, mới hay tiết trời mùa khô đã về, bên từng hiên nhà, trên từng mái phố.
Thời gian chuyển mùa ở Tây Nguyên là thời gian... gợi cảm nhất năm. Tôi gọi “thời gian gợi cảm” là vì tiết trời quay nhanh, bốn mùa chốc lát. Sáng sớm trời trở gió hanh heo khiến tôi lật tìm khăn ấm và những chiếc áo khoác dày. Thời tiết chuyển mùa đủ để phố khoe sắc. Những cửa hàng bán khăn len, găng tay dọc đường Hùng Vương bắt đầu trưng ra những mẫu mới. 
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tiết chuyển mùa của Gia Lai gắn với cái phảng phất chút lạnh cuối thu của xứ Bắc. Mùa này, dã quỳ ven đường đã lác đác nở. Những vạt cỏ đuôi chồn cũng bắt đầu xốn xang cùng gió. Trên con đường về ngoại ô, những vạt cỏ hồng đẫm sương, gió lùa nhẹ làm cỏ rung rinh đong đưa cùng gió sớm.
Gió trở mùa khiến bọn trẻ con sụt sịt. Gió trở mùa khiến tôi thiết tha nhớ ký ức thuở xưa. Lại nhớ có buổi tối một mình cùng phố, sau khi tự thưởng một ly cà phê thì thư thái dạo trên những cung đường quen thuộc. Lại nhớ những lần bên người yêu dưới phố khi gió chuyển mùa. Phố khi ấy trở nên 
ấm áp đến lạ kỳ. 
Phố nay rộng, người cũng đông vậy nhưng khi trở mùa thì gió vẫn vờn thênh thang như ngày còn phố nhỏ người thưa. Đang trong những ngày trở gió, tôi nhắc mình phải giữ ấm cho con, nhắc người bạn đời đi ra ngoài nhớ về sớm vì tối trời trở lạnh nhanh. Nghe tôi nhắc, anh cười í nhị: “Anh biết mà, tiết trời này anh cũng thấy lòng xôn xao…”.
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...