Ngoi Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùa hè, gió Nam như chiếc đũa nhạc trưởng điều khiển dàn nhạc cuộc sống nơi xứ cát. 
Bắt đầu từ ngọn Nam non hiu hiu nửa đêm về sáng, mát mẻ, ngủ tới mặt trời lên cũng không muốn dậy. Đến lúc Nam già, gió cuộn cát trắng tung trong nắng rào rào, hoa lá rũ rượi trên cành, mặc cho bụi ám vào. Sau một thời gian dài nắng gắt là liên tiếp những buổi chiều đứt gió, mây đen ngùn ngụt kéo đến phủ kín bầu trời, không khí oi nồng, hầm hập, bức bối, sấm chớp vang rền rồi mưa trút xuống xối xả. Khi đất ruộng thấm nước, người dân cày vỡ đợi ngoi Nam.
Ngoi Nam là những cơn mưa ngắn, có hạt nhỏ bay bay trong gió Nam, báo hiệu cuối hè. Đây là thời điểm nhà nào cũng vội trở đất gieo lúa cho kịp gặt trước mùa bão lụt tháng 10 Âm lịch. Đợi ngoi Nam mới gieo lúa là vì nếu gieo sớm, gặp năm hạn hán kéo dài thì lúa chết; hoặc còn mưa giông lớn, lúa gieo rễ bám cạn sẽ bị trôi dạt, chỗ dày chỗ thưa, tốn công dặm. Khi hạt lúa vừa nảy mầm, gặp ngoi Nam nhè nhẹ sẽ lên cứng cáp.
Ngoi Nam đem đến niềm vui cho đám trẻ. Trời mát, đi chơi không bị người lớn rầy la. Sướng nữa là được ngồi bừa bàn. Trước khi gieo lúa, người dân quê tôi có khâu bừa bàn để dọn cỏ rác trên đất cho đất bằng phẳng để gieo hạt lúa khỏi bị dồn. Người lớn đứng trên bừa thì nặng quá, bò kéo mau mệt, cỡ đứa trẻ lên 8, lên 9 là vừa.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Nhưng vui nhất là chạy theo sau bừa bắt nhái bén, loài nhái nhỏ sống chủ yếu trên mặt đất. Sau mưa, côn trùng sinh sôi nhiều là nguồn thức ăn dồi dào cho nhái bén. Nơi sinh sống của chúng là ở những luống cày, thớ đất cong theo lưỡi cày tạo thành những “mái vòm” nho nhỏ để chúng ẩn nấp. Đến khi bừa, “vòm nhà” vỡ nát, nhái nhảy tứ tung, đám trẻ tranh nhau bắt đem về cho người lớn làm thức ăn.
Làm nhái rất đơn giản: cắt bỏ đầu mõm, vứt ruột, lấy muối hột, vỏ chanh chà xát sạch sẽ và chế biến thành nhiều món theo sở thích, tùy hoàn cảnh. Nhanh nhất là băm nhỏ xào sả ớt, nướng bánh tráng xúc ăn vừa thơm vừa cay, tiếng nhai bánh giòn rụm chen với tiếng hít hà rất rôm rả. Nếu băm rồi mà không thích xào thì ướp gia vị, cuốn chả ram, giòn và béo ngậy. Có nhà đem xào lăn hơi mặn một tí để ăn với cơm. Nhà đông con thì nấu cháo ăn rất ngọt. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là nướng lá chanh. Rải một lớp dày lá chanh trên vỉ, xếp lớp nhái đã ướp gia vị lên, rồi xếp tiếp một lớp lá chanh lên trên nữa, kẹp vỉ lại nướng, lật đều hai mặt cho đến khi cháy lớp lá chanh bên ngoài thì thịt vừa chín, vừa mềm vừa ngọt vừa thơm, mùi của thịt nướng quyện với hương chanh rất quyến rũ.
Thịt nhái bén có vị ngọt, không độc, giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng thanh nhiệt. Trong một số trường hợp, dân gian còn dùng để chữa mấy căn bệnh ngoài da như mụn lở lâu ngày, đinh râu, vết tụ máu bầm tím... Ngày nay, thịt nhái được dùng khá phổ biến, không chỉ ở nông thôn mà cả trong các quán nhậu ở thành phố.
PHAN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...