Lá thường xuân bên rào

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Điểm xuyết bên những con đường đầy bụi và đất đá là những hàng rào cây. Những chiếc lá thường xuân leo bên hàng rào, mỗi ngày mỗi chiếc lá, leo mãi, leo mãi, từ lá non nhỏ xíu rồi ra đến những chiếc lá to bản, đậm dần. Chúng như một sân khấu nhỏ xanh mát.
Chúng tôi bắt đầu chạm vào thiên nhiên từ những chiếc lá nhỏ. Hàng rào thường xuân tham gia vào những cuộc vui bằng việc làm nền cho những buổi ca nhạc. Lần lượt những đêm tập trung vui chơi, nhảy múa, lá thường xuân như một tấm màn nhung bí ẩn. Đằng sau hàng rào lá thường xuân, sẽ có một đứa nhóc nào xuất hiện. Phía trước hàng rào thường xuân là những khán giả nhí, chân đất hoặc mang dép, đứng dựa vào vách tường nhà hàng xóm chờ đợi.
  Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Đôi khi, lá thường xuân tham gia vào câu chuyện của chúng tôi, những chiếc lá được bứt ra, xếp chồng lên nhau thành một tập lá, mỗi chiếc lá như một tờ tiền nhỏ, đứa nào càng có nhiều lá càng thể hiện được khả năng của mình. Những chiếc lá tham gia vào trò chơi mua bán đồ hàng. Năm chiếc lá mua được một món đồ nhỏ, bảy chiếc lá có thể trở thành người mua được nhiều hàng nhất. Sáng hôm sau, mở cửa ra, sẽ có người phàn nàn vì tụi nhỏ ham chơi, bứt lá xả xuống đầy sân. Những chiếc lá héo queo, nhiều đường vằn vện, rách nát… Chẳng ai trong chúng tôi lúc ấy nghĩ rằng mình phải nâng niu những chiếc lá nhỏ, rằng lá trên cây là một vẻ đẹp tự nhiên, kể cả những chiếc lá non lẫn chiếc lá sắp lìa cành.
Chúng tôi không nghĩ rằng sẽ có lúc hàng rào thường xuân không còn nữa. Ông chủ căn nhà đó đã thay hàng rào bằng một loại cổng khác, mà lá thường xuân giờ đây không còn phù hợp. Lá thường xuân chỉ còn là những nhành nhỏ trong chậu treo lên. Màu xanh không còn nữa. Một cái gì trống vắng thật khó chịu. Chúng tôi tìm những nơi có bóng mát khác, cây trứng cá có quả lủng lẳng trên cành, trái ô ma rớt xuống đất bẹp nhẹp nhưng có mùi hương rất thơm, cây dừa đứng trơ trụi một mình với chùm quả trên cao. Tay chúng tôi quen hái lá, những trò chơi có lá thường xuân, nhưng giờ chúng không còn nữa.
Đến khi chúng tôi biết hành động của mình ngày xưa thật trẻ con và không thân thiện với môi trường thì những chiếc lá thường xuân trên hàng rào đã dần lui vào dĩ vãng. Chúng tôi khao khát một bức màn màu xanh, chúng tôi mong những đứa trẻ sinh ra từ xóm nhỏ vẫn còn ký ức gì đó về những loài cây, thậm chí chỉ cần là những chậu xanh, những bông hoa nhỏ, khác hơn là sân bê tông và những ngôi nhà kín cổng cao tường. Như những chiếc lá thường xuân năm ấy đã mang lại hơi thở thật dịu nhẹ cho lá phổi non nớt của những đứa trẻ ngây ngô ngày nào.
NGUYỄN ĐẶNG THÙY TRANG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...