Biếu Tết nhà nội, nhà ngoại bao nhiêu là đủ?  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dịp cuối năm, nhiều gia đình lại "đau đầu" suy nghĩ biếu Tết bên nội, bên ngoại ra sao cho phù hợp, tỏ lòng hiếu thảo với bậc sinh thành.

Sinh ra và lớn lên ở Bình Phước, chị Hà Thuý Tuỳ đi học và làm việc tại Hà Nội. Chị kết hôn với chồng quê ở Nam Định. Khoảng cách địa lý của hai gia đình xa xôi, nên vợ chồng chị Tuỳ quyết định mỗi năm ăn Tết một nơi.

Chị Tuỳ chia sẻ: "Năm nay, gia đình tôi ăn Tết quê nội ở Nam Định. Làm việc hết ngày 28, chúng tôi lại về quê đón Tết cùng gia đình".


 

Chị Tuỳ đã lên kế hoạch biếu Tết người thân. Ảnh: Tuý Tuỳ.
Chị Tuỳ đã lên kế hoạch biếu Tết người thân. Ảnh: Tuý Tuỳ.



Chị Tuỳ vốn làm kế toán cho một doanh nghiệp tại Hà Nội. Sau khi sinh con thứ 3, chị chấp nhận nghỉ việc để có thời gian trông con nhiều hơn. Để có thêm thu nhập, chị Tuỳ quyết định bán đồ ăn nấu sẵn tại chung cư đang sinh sống.

Nhờ nấu ăn ngon, nên chị Tuỳ rất đắt khách. Chính vì vậy, chị không quá áp lực về tiền bạc, vẫn có nguồn thu nhập ổn định mỗi tháng. Dịp cuối năm, nhiều khoản phải chi tiêu, chị cũng ngồi thống kê lại để chuẩn bị tài chính cho phù hợp.

Dịp Tết đến, Xuân về, chắc chắn không thể thiếu việc biếu Tết bên nội, bên ngoại. "Thực ra không ai bắt các con phải biếu Tết bố mẹ. Và nhiều khi bố mẹ cũng không cần con phải làm như vậy. Có nhiều gia đình chỉ cần con quây quần, về quê đón Tết là bố mẹ đã vui lòng" - chị Tuỳ chia sẻ.

Tuy nhiên, vì quan tâm và muốn dành những điều tốt đẹp hơn với bố mẹ, nên dịp này, chị cũng hay mua sắm hoặc biếu tiền. Chị Tuỳ chia sẻ: "Năm nay, gia đình tôi dự định biếu bố mẹ hai triệu đồng. Bên cạnh đó, tôi cũng muốn mua quần áo, thuốc thang, sữa hay giỏ quà Tết về cho bố mẹ".

Theo chị này, việc biếu bao nhiêu, như thế nào còn tuỳ thuộc và thu nhập, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Riêng với gia đình chị, muốn quan tâm, bù đắp thêm nên thấy bố mẹ thiếu gì sẽ mua tặng đó.

Còn chị B.H.L (SN 1996, ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho biết, khi vẫn còn độc thân, dịp Tết chị không quan tâm quá nhiều đến việc biếu Tết. Khi đó, ngày mùng 1 Tết, chị sẽ lì xì bố mẹ khoảng 500.000-1.000.000 đồng.

Sau khi lập gia đình, chị L chú ý nhiều hơn đến việc chuẩn bị quà Tết, biếu Tết cho bố mẹ hai bên mỗi dịp cuối năm. "Thông thường, tôi sẽ chuẩn bị hai giỏ quà biếu bố mẹ hai bên. Sau đó, vào mùng 1 Tết sẽ lì xì bố mẹ khoảng 1-2 triệu đồng" - chị Lan chia sẻ.

Bởi nhiều khi chị biếu Tiền mặt trước Tết, bố mẹ sẽ không nhận vì hai vợ chồng mới lấy nhau, có con nhỏ còn nhiều khó khăn. Cho nên, từ năm trước, vợ chồng chị L đã nghĩ ra cách mua hoa, cây cảnh Tết để tặng bố mẹ.


 

 Gia đình chị L đã biếu Tết bên nội, ngoại bằng những chậu lan bắt mắt. Ảnh: Anh Thư.
Gia đình chị L đã biếu Tết bên nội, ngoại bằng những chậu lan bắt mắt. Ảnh: Anh Thư.



Chị L chia sẻ: "Nhiều khi tặng tiền bố mẹ sẽ không nhận, nhưng cứ mang cây lan, hay cây đào, quất đến nhà vào ngày 27, 28 tháng Chạp thì ông bà sẽ thấy vui lòng hơn. Trông gia đình ngập tràn không khí Tết mình cũng thấy hài lòng".

Nhiều gia đình vợ chồng đã căng thẳng với nhau bởi biếu Tết chênh lệch giữa nhà nội, nhà ngoại. Chị L cho rằng bố mẹ nào cũng cần trân quý, tôn trọng. Vì vậy, không nên có sự phân biệt ở đây. Nếu như tặng gì, mua gì cho bố mẹ vào dịp Tết cũng nên có sự đồng đều. Như vậy, trong tâm tưởng, cả vợ và chồng đều thoải mái hơn.

Theo ANH THƯ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Ngày 26-4, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.
Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.