Văn học nghệ thuật 1 năm nhìn lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2022, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Gia Lai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, hội viên thuộc 7 chi hội phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.

Trao đổi cùng P.V, Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch phụ trách Hội VHNT tỉnh-cho biết: Trong năm 2022, Hội đã linh hoạt, chủ động chuyển đổi hình thức tổ chức các hoạt động, phong trào phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn trong phòng-chống dịch, nổi bật là các đợt thực tế sáng tác, tham gia hội thảo tại các địa phương cũng như các chương trình thơ-nhạc đặc sắc.

Năm 2022, hội viên Chi hội Nhiếp ảnh mang về 69 giải thưởng trong nước và quốc tế. Ảnh: Lam Nguyên
Năm 2022, hội viên Chi hội Nhiếp ảnh mang về 69 giải thưởng trong nước và quốc tế. Ảnh: Lam Nguyên


Cụ thể: tổ chức đi thực tế tại huyện Kbang cho hội viên các Chi hội Văn học, Nhiếp ảnh, Âm nhạc; giao lưu, thực tế sáng tác tại tỉnh Đak Nông; hội viên Chi hội Nhiếp ảnh đi thực tế sáng tác ở các đồn Biên phòng trên địa bàn huyện Chư Prông hưởng ứng cuộc thi ảnh với chủ đề “Tự hào một dải biên cương”… Hội còn tạo điều kiện để hội viên tham gia các hội thảo, hội nghị lớn như: hội nghị viết văn trẻ toàn quốc (TP. Đà Nẵng); hội thảo “Văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên-Những hướng đi” (tỉnh Đak Lak); trại sáng tác của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; lớp bồi dưỡng lý luận phê bình văn học của Hội đồng Lý luận phê bình văn học Trung ương… Bên cạnh đó, Hội tổ chức thành công nhiều đêm thơ-nhạc chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Trong năm, Hội còn triển khai xét hỗ trợ sáng tạo VHNT năm 2021 đúng quy chế với tổng kinh phí 161 triệu đồng.

Từ sự hỗ trợ trên cùng những nỗ lực tự thân, hội viên thuộc 7 chi hội đã tích cực tham gia phong trào chung và gặt hái được những thành tích đáng kể tại các liên hoan, triển lãm khu vực và toàn quốc. Đơn cử, nhạc sĩ Phi Ưng đạt giải A, nhạc sĩ Lê Xuân Hoan giải B tại Liên hoan âm nhạc toàn quốc; Nghệ sĩ Ưu tú Quang Tâm đạt 2 huy chương bạc, biên đạo Hồng Mai giành huy chương vàng tại Liên hoan múa không chuyên toàn quốc. Ở sân chơi hội họa, họa sĩ Nguyễn Văn Chung được trao giải C Triển lãm mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên. Trong khi đó, với giải thưởng Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam, họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu nhận giải C, họa sĩ Lê Hùng và Mai Quý Ngọc giải khuyến khích. Thêm một tin vui nữa là họa sĩ Kim Uyên đạt giải C giải thưởng Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Đặc biệt, hội viên Chi hội Nhiếp ảnh đã mang về tổng cộng 69 giải thưởng trong năm từ các cuộc thi, triển lãm khu vực và quốc tế.

Phó Chủ tịch phụ trách Hội VHNT tỉnh cho biết thêm: Với số hội viên đông đảo nhất (trên 70 người), Chi hội Văn học tiếp tục gặt hái nhiều thành công. Có thể kể đến nhà thơ Phạm Đức Long với giải nhì cuộc thi viết “Người thầy thuốc trong tôi” do Báo Người lao động tổ chức; tác giả Đào An Duyên đạt giải C Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam với tập tản văn “Dưới thềm cũ rêu phong”. Tác giả Tạ Ngọc Điệp cũng rất có duyên với giải thưởng khi đạt giải ba cuộc thi viết “Về nhà” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và website van.vn tổ chức; giải khuyến khích cuộc thi “Nâng tầm lao động kỹ thuật Việt Nam do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Năm 2022 cũng là thời điểm nhiều nhà văn, nhà thơ chọn ra mắt những “đứa con tinh thần”. Nhà thơ Văn Công Hùng xuất bản 3 tác phẩm thơ, tản văn, ghi chép gồm: “Chợt”, “Từ Tây Nguyên” và “Nhặt chuyện nhân văn”. Nhà thơ Phạm Đức Long xuất bản 2 tập truyện ngắn “Độc thoại” và “Lưu lạc”. Các tác giả: Ngô Thanh Vân, Đào An Duyên, Tạ Chí Tào, Trương Thị Chung, Lê Vi Thủy, Lê Thị Kim Sơn… cũng ra mắt sách. “Các tác phẩm văn học nghệ thuật của hội viên các chi hội đều có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội qua nhiều hình thức giới thiệu quảng bá, trong đó có mạng xã hội, giúp nhiều tác giả khẳng định được tên tuổi, uy tín”-Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng nhận xét.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, ngoài khen thưởng 13 hội viên có thành tích xuất sắc, Hội VHNT tỉnh đã kết nạp 23 hội viên mới, nâng tổng số hội viên hiện có lên 213. Chính thức trở thành hội viên khi đã… nghỉ hưu vài năm, nhiếp ảnh gia Lê Văn Vinh chia sẻ cảm xúc: “Với tôi, việc quảng bá vẻ đẹp vùng đất, con người Gia Lai nói riêng, đất nước nói chung đến bạn bè trong và ngoài nước là nguồn cảm hứng lớn. Khi được kết nạp vào Hội, tôi tin mình có cơ hội để làm tốt hơn nữa”. Trong khi đó, cây bút trẻ Nguyễn Thị Diễm-người vừa được kết nạp vào Chi hội Văn học-bày tỏ dự định: “Tôi mong muốn bằng ngòi bút của mình phản ánh, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của đất và người Gia Lai. Năm nay, tôi sẽ ra mắt tập tản văn đầu tay để ghi dấu quá trình sáng tác thời gian qua”. Ngoài Nguyễn Thị Diễm còn có khoảng 10 tác giả cũng dự kiến ra sách trong năm 2023.

Trao đổi về phương hướng hoạt động thời gian tới, Phó Chủ tịch phụ trách Hội VHNT tỉnh khẳng định: Hội sẽ tiếp tục phát huy tinh thần dân chủ, sự năng động, sáng tạo của hội viên để có thêm nhiều tác phẩm chất lượng; tăng cường hoạt động ở cơ sở thông qua các đợt thực tế, trại sáng tác; chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá tác phẩm VHNT… “Năm qua, vì một số lý do mà Tạp chí Văn nghệ Gia Lai-cơ quan ngôn luận của Hội-phải đình bản. Đây là một thiệt thòi lớn đối với Hội VHNT tỉnh nói chung và Chi hội Văn học nói riêng. Do vậy, năm 2023, Hội sẽ xúc tiến đưa Tạp chí Văn nghệ Gia Lai hoạt động trở lại”-Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng cho biết thêm.

 

 LAM NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...