Gia Lai ban hành Quy chế hoạt động Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh.

Theo đó, Quy chế gồm 7 chương và 18 điều. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Gia Lai do UBND tỉnh ra quyết định thành lập, trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, có chức năng vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 

Mục tiêu của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh nhằm phát huy truyền thống nhân đạo, nhân văn của dân tộc, hỗ trợ cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, huy động các nguồn lực từ cộng đồng trong tỉnh, trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 

Đối tượng hỗ trợ của Quỹ là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Phan Lài
Đối tượng hỗ trợ của Quỹ là trẻ em, đặc biệt là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Phan Lài

Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh hoạt động trong phạm vi toàn tỉnh, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, trụ sở đặt tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai. 

Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh là khai thác mọi nguồn lực bằng hình thức huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động vì trẻ em, trong đó đặc biệt ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng căn cứ cách mạng và vùng bị thiên tai, dịch bệnh. 

Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh là cơ quan cao nhất của Quỹ hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và một số thành viên. Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện chủ trương, phương hướng nhiệm vụ của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh; tuyên truyền vận động sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức Quốc tế (theo đúng quy định của Trung ương và địa phương); quy định các đối tượng, hình thức, phương thức và định mức giúp đỡ các trẻ em; thông qua các quy định về việc quản lý tài chính, sử dụng tài sản, hàng hóa, kết quả thu, chi của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh sử dụng công chức, viên chức của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội theo chế độ kiêm nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kế toán và thủ quỹ giúp việc cho Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh.

Quy chế cũng quy định rõ đối tượng, hình thức và phương thức hỗ trợ; tài chính và chế độ quản lý, khen thưởng và kỷ luật trong quá trình thực hiện Quỹ. 

PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.