Thiếu thông tin và tâm lý kỳ thị khiến trẻ em dễ bị bóc lột và xâm hại tình dục qua mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thiếu thông tin an toàn khiến trẻ em dễ bị bóc lột, xâm hại tình dục qua mạng. Với chỉ 1/3 trẻ sử dụng Internet được tiếp cận thông tin, các nền tảng truyền thông xã hội, Internet ở Việt Nam đang bị lạm dụng nhằm vào những trẻ dễ bị tổn thương. Phòng ngừa là chìa khóa tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Bất an, lo lắng, sợ sệt là những biểu hiện của trẻ bị bóc lột, xâm hại
Bất an, lo lắng, sợ sệt là những biểu hiện của trẻ bị bóc lột, xâm hại. (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Đó là báo cáo nêu trong “Nghiên cứu ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam” do Mạng lưới toàn cầu về chấm dứt tình trạng bóc lột tình dục trẻ em (ECPAT), tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL) và Văn phòng  nghiên cứu của Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) Innocenti, công bố ngày 3-8.

Từ kết quả khảo sát, báo cáo phản ánh phần lớn những trẻ từng bị bóc lột, xâm hại tình dục trên mạng nói đã không tiết lộ với ai hoặc chỉ nói với một người bạn. Rất ít trẻ cho biết đã kể với người chăm sóc, hoặc một kênh chính thức như công an hoặc đường dây trợ giúp. Khả năng do trẻ ngại cởi mở về chủ đề nhạy cảm này. Cũng với báo cáo, 23% trẻ độ tuổi 12-17 sử dụng Internet tham gia khảo sát cho biết đã vô tình nhìn thấy ảnh hoặc video nhạy cảm trên mạng trong năm 2021; 5% từng nhận hình ảnh nhạy cảm không mong muốn; 8% từng nhận những bình luận khiếm nhã (qua 12 tháng trước khảo sát); 43% không nói với ai khi sự việc xảy ra vì nghĩ sẽ chẳng giải quyết, chẳng làm được gì,…

Nguyên nhân báo cáo tình trạng bóc lột, xâm hại tình dục qua mạng không đầy đủ và thiếu kịp thời là do sự kỳ thị, tâm lý không khuyến khích thảo luận về vấn đề tình dục, nhất là với trẻ. Sự kỳ thị của cộng đồng cũng là nguyên nhân trẻ dễ bị xâm hại hoặc khiến nạn nhân không kể lại hay trình báo với tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm để được can thiệp, giúp đỡ. Nghiên cứu phát hiện nhiều trẻ thiếu thông tin, nhận thức, kiến thức về bóc lột, xâm hại tình dục trên mạng, làm tăng sự tổn thương nơi các em.

Trên thực tế, các nền tảng mạng xã hội đã được sử dụng để xác định, kết nối, tạo dựng lòng tin với nạn nhân tương lai. Các tìm kiếm ở các cấp độ cơ bản nhất, gồm cả tiếng Anh nội dung mô tả hoạt động tình dục với (và) giữa thanh thiếu niên, trẻ em và với trẻ sơ sinh đều được cung cấp.

Cung cấp nhanh hiện trạng, nhóm nghiên cứu đồng thời đề cập nhà chức trách Việt Nam sớm có giải pháp mạnh nhằm ngăn chặn nạn bóc lột, xâm hại tình tục trẻ em qua mạng. Trong đó có việc tăng cường nguồn lực chuyên môn, vì hiện tại đội ngũ cán bộ và trang thiết bị có thể không đủ để giải quyết các vụ vi phạm.

THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Ngày 26-4, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.
Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.