"Mái tóc trao đi, hy vọng ở lại"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mái tóc luôn được người phụ nữ chăm chút mỗi ngày, song nhiều người vẫn sẵn sàng quyên tặng cho những chị em không may mất đi một “góc con người” trong quá trình điều trị bệnh ung thư. Sự sẻ chia đó đã giúp hành trình chiến đấu với căn bệnh quái ác không còn đơn độc.

Biết hoạt động ý nghĩa của Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) cách đây gần 1 năm, nhất là việc quyên tóc tặng bệnh nhân mắc căn bệnh này, chị Đoàn Thị Vân (xã Ia Grăng, huyện Ia Grai) đã rất xúc động. Chị quyết định cắt đi mái tóc dài để gửi tặng, đồng thời không quên chia sẻ câu chuyện với 2 cô con gái học lớp 4 và lớp 9. Cả hai cháu đều có mái tóc óng ả, dài nhất trường nhờ chăm chút kỹ lưỡng. Gác lại những đắn đo, các em ủng hộ mẹ hết mình trong chương trình này, chưa kể còn đang tính nuôi tóc dài để tặng tiếp.

Chị Đoàn Thị Vân (xã Ia Grăng, huyện Ia Grai) và 2 con gái cùng tham gia chương trình quyên tặng tóc cho bệnh nhân ung thư. Ảnh: Phương Duyên
Chị Đoàn Thị Vân (xã Ia Grăng, huyện Ia Grai) và 2 con gái cùng tham gia chương trình quyên tặng tóc cho bệnh nhân ung thư. Ảnh: Phương Duyên



Với vai trò Chủ tịch Hội Nông dân xã, chị Vân còn vận động nhiều hội viên chung tay. “Ngoài những người trẻ tuổi, một số hội viên lớn tuổi cũng tham gia. Cầm trên tay lọn tóc hoa tiêu, tôi vô cùng xúc động”-chị Vân chia sẻ. Tuy không đen mượt nhưng đây lại là loại tóc mà Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam khuyến khích quyên tặng vì chúng đảm bảo vẻ đẹp tự nhiên cho những phụ nữ trung niên mắc bệnh.

Khá ngạc nhiên khi người kêu gọi, vận động cho chương trình quyên tóc nói trên lại là một nam giới. Đó là anh Lê Tuấn Thành (trú tại 26A Võ Trung Thành, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hiện công tác tại Công an tỉnh. Anh Thành cho hay, anh biết đến căn bệnh này sau khi đọc cuốn sách “Hãy sống từng ngày trọn vẹn” của tác giả Vu Quyên, một giảng viên trẻ tuổi của Trường Đại học Phúc Đán (Thượng Hải, Trung Quốc) chẳng may mắc ung thư vú giai đoạn cuối. Sau đó, anh tìm đọc thêm thông tin trên trang web của Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam và thấy rất ấn tượng với hoạt động quyên tặng tóc.

Do vậy, từ tháng 5-2021 đến nay, anh Thành đã đứng ra vận động và gửi vào trụ sở của mạng lưới ở TP. Hồ Chí Minh hơn 100 lọn tóc. Tóc đủ tiêu chuẩn (có độ dài tối thiểu từ 25 cm trở lên) sẽ được gia công làm thành các bộ tóc giả, những lọn tóc ngắn hơn được bán để bù đắp chi phí sản xuất, duy trì hoạt động của các thư viện tóc giả. Sau khi quyên tặng, mỗi người được trao giấy chứng nhận của Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam kèm một số tờ rơi truyền thông về căn bệnh này để biết cách phòng ngừa. “Như vậy, người tặng tóc học được cách cho đi, đồng thời biết thêm thông tin về ung thư vú; còn người nhận thấy mình được quan tâm, thương yêu, có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật”-anh Thành chia sẻ. Anh còn kết nối với một số salon tóc trên địa bàn tỉnh để khi có tóc đủ tiêu chuẩn thì quyên tặng người cần.

Theo thống kê năm 2020 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất: Cứ 10 phụ nữ thì có 1 người mắc căn bệnh quái ác này. Đó là lý do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam ra đời với mục đích tăng cường phát hiện sớm ung thư vú và nâng cao chất lượng sống cho những người chẳng may bị “gọi tên”. Người sáng lập mạng lưới này là chị Nguyễn Thị Khánh Thương, một giảng viên đại học chuyên ngành báo chí tại Hà Nội. Chị Thương nhận kết quả chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn cuối chỉ sau lễ ăn hỏi ít ngày. Thời điểm ấy, chị hoang mang vô cùng vì không có đủ thông tin để giúp bản thân ra quyết định một cách đúng đắn trong quá trình điều trị. Chị cũng nhận ra một cộng đồng hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam âm thầm chịu đựng, đơn độc chiến đấu với bệnh tật. Họ mặc cảm, tự ti về bản thân trong và sau quá trình điều trị với bao nỗi đau khổ không biết tỏ bày cùng ai. Trong 2 năm từ khi phát hiện bệnh cho đến khi qua đời năm 2015, chị đã làm được điều mình mong muốn, đó là chia sẻ thông tin tới những người cùng cảnh ngộ giúp họ bớt đau đớn. Quan trọng hơn, nếu phát hiện sớm căn bệnh, họ sẽ bớt tốn kém chi phí và có thể quay trở lại cuộc sống bình thường.

Trong số các hoạt động hữu ích của Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam có chương trình tặng tóc giả cho bệnh nhân ung thư bị rụng tóc sau hóa trị. Gọi là tóc giả nhưng đây là nguồn tóc thật do cộng đồng đóng góp. Mục tiêu của chương trình là thiết lập mạng lưới 40 thư viện tóc trên cả nước, đặt tại các bệnh viện và cơ sở y tế công lập có khoa điều trị ung thư. Các bệnh nhân có thể được tặng hoặc cho mượn cho đến khi tóc tự nhiên hồi phục sau quá trình điều trị, giúp họ thêm tự tin và can đảm chiến đấu với ung thư. “Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người đều có quyền xinh đẹp”-đó là câu slogan đầy tính nhân văn của chương trình.

“Mái tóc trao đi, hy vọng ở lại”, mong rằng tinh thần ấy của Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam tiếp tục lan tỏa, tạo điểm tựa tinh thần vững chãi cho những phụ nữ yếu thế. Hơn hết, sự cho đi một cách tự nguyện, chân thành là nhân lên những yêu thương, góp thêm năng lượng chữa lành để cuộc sống mỗi ngày thêm đẹp.

 

 PHƯƠNG DUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.