"Chợ lao động" ở Mang Yang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lâu nay, người dân huyện Mang Yang không còn lo chuyện tìm nhân công vào mùa vụ bởi khi cần, ra công viên huyện là tìm ngay được người phù hợp với công việc. Dần dần ở đây hình thành “chợ lao động”.

Dù đã gần trưa nhưng những người đàn ông ở chợ lao động vẫn kiên nhẫn chờ việc. Ảnh: N.G
Dù đã gần trưa nhưng những người đàn ông ở "chợ lao động" vẫn kiên nhẫn chờ việc. Ảnh: N.G

9 giờ sáng, “chợ lao động” tự phát này đã vãn người. Sau khi quan sát cảnh mua bán ngày công, tôi bắt chuyện với những người còn ở lại. Những người tập trung về đây bán sức lao động hầu hết đến từ huyện Đak Đoa và có chung hoàn cảnh là thiếu đất sản xuất. Tầm 6 giờ sáng, mọi người chở nhau về đây. Họ mang theo cuốc, xẻng, cơm nắm và niềm hy vọng sẽ có việc làm để kiếm tiền nuôi gia đình. “Nếu được gọi đi làm, mỗi người cũng sẽ kiếm được trên 100 ngàn đồng, trừ tiền xăng xe vẫn còn đủ tiền ăn cho cả nhà”- anh Tônh nhẩm tính.

Anh Trần Văn Phước (trú tại thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) cho biết: “Từ khi biết ở đây có nhiều người cần việc, tôi thường xuyên đến gọi họ. Từ việc nặng đến việc nhẹ, họ đều làm tốt, xứng đáng với ngày công”.

Anh Ruen nói: “Ở làng, ở xã không có việc làm, không ai cần thuê người nên mình phải đi kiếm việc làm ở huyện khác. Nơi nào có việc làm thì xa mấy mình cũng rủ anh em trong làng đi. Khi nào huyện Mang Yang hết việc, mình lại đi huyện khác”. Anh cũng là một trong những người tiên phong vác cuốc đi khắp nơi tìm việc rồi gia nhập vào những “chợ lao động” ở huyện Chư Sê, Đức Cơ... Nhóm của anh thường đi từ rất sớm. “Phải đi sớm mới có người thuê mà mình còn được chọn công việc kiếm được nhiều tiền"-anh cho biết.

“Chợ lao động” nào cũng vậy, không khó để bắt gặp những gương mặt thấp thỏm, lo âu chờ việc và những nụ cười hồ hởi khi được gọi đi làm. Người đi mang theo niềm vui, để lại cơ hội và niềm hy vọng cho người ở lại. Anh Tun (25 tuổi, đã có 2 con sắp đến tuổi đi học) bày tỏ: “Tôi thường đợi ở đây đến khoảng 2 giờ chiều mới về vì có khi 1 giờ chiều vẫn có người gọi đi làm mấy việc như bốc vác hàng hóa, gạch, đá. Công việc thì ngày có ngày không nhưng ngày nào tôi cũng đi. Các con tôi sắp đi học nên tôi phải kiếm tiền nuôi chúng. Sắp tới nếu ở đây ít việc, tôi sẽ qua Chư Sê, Chư Pưh để kiếm việc”.

Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.