Mang lại hiệu quả cho cả đôi bên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Được triển khai trong điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp được coi là cứu cánh cho cộng đồng doanh nghiệp khi đã tạo thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý để doanh nghiệp duy trì ổn định và phát triển. Với ngành ngân hàng, qua chương trình này mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn được thực hiện tốt hơn…

Tích cực tháo gỡ khó khăn
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục đích của chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp là tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất-kinh doanh (SXKD), hỗ trợ thị trường qua việc cung ứng vốn tín dụng, tạo điều kiện để doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn. Do đó, ngay từ khi triển khai, ngành ngân hàng (NH) đã thường xuyên phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh nắm bắt tình hình hoạt động của DN để có giải pháp cụ thể. Theo đó, các chi nhánh NH thương mại đã triển khai các gói cho vay ưu đãi và 5 nhóm lĩnh vực ngành kinh tế ưu tiên, qua việc ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn đúng cam kết.

Lũy kế doanh số cho vay từ đầu chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp đã đạt 25.662 tỷ đồng. Hiện dư nợ còn 16.783 tỷ đồng; trong đó dư nợ cho vay mới là 15.341 tỷ đồng và dư nợ cơ cấu lại là 1.442 tỷ đồng. Bên cạnh việc giải ngân theo cam kết cung ứng vốn, các chi nhánh còn tiến hành rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với số tiền 707 tỷ đồng. Song song đó, đã điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ cho 1.723 DN với dư nợ được điều chỉnh là 12.310 tỷ đồng. Hiện nay, vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6,5-9%/năm, vay trung dài hạn 11-12%/năm. Lãi suất ở mức hợp lý là cơ hội để DN mạnh dạn vay vốn, có điều kiện tái cấu trúc về tài chính, tiếp tục duy trì hoạt động SXKD.

Hiện nay, giá cả một số mặt hàng nông sản như cao su, cà phê giảm đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và khả năng trả nợ của các DN; rồi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến đầu ra sản phẩm hàng hóa còn hạn chế. Hiện cũng còn không ít DN chưa tiếp cận được nguồn tín dụng. Tuy nhiên, hầu hết các NH đều cho rằng, DN nào có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện tất nhiên sẽ được giải quyết cho vay; đảm bảo trong thời gian tới không còn tình trạng DN đủ điều kiện mà không tiếp cận được vốn.

Tiếp tục bơm vốn cho doanh nghiệp

Để chương trình ngày một hiệu quả hơn, các NH đã chủ động cân đối nguồn vốn, dự báo nhu cầu tín dụng, đưa ra nhiều gói hỗ trợ lãi suất hấp dẫn thu hút khách hàng, mở rộng đối tượng DN vay vốn làm ăn ở hầu hết các ngành nghề.

 

Đến thời điểm này, tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đã đạt 52.525 tỷ đồng (tăng 29,6% so cùng  kỳ năm trước, tăng 21,3% so cuối năm 2014). Dự ước đến hết năm nay, tổng dư nợ cho vay sẽ đạt 54.000 tỷ đồng.

Ông Trương Vĩnh Minh-Giám đốc BIDV Gia Lai cho biết: BIDV đang triển khai gói hỗ trợ lãi suất 10.000 tỷ đồng cho DN với lãi suất ưu đãi giảm 1,5-2% so lãi suất cho vay thông thường, tùy thuộc vào kết quả xếp hạng DN. Bên cạnh đó, là gói tín dụng ưu đãi 5.000 tỷ đồng với mức lãi thấp nhất từ 6,5% đến 7,5%/năm tùy thuộc vào thời gian vay vốn, mức độ tín nhiệm của khách hàng.

Theo ông Minh, để phát huy vai trò NH chủ lực trong đầu tư phát triển, Chi nhánh tiếp tục tích cực tìm kiếm thêm các đối tác mới để bố trí đủ vốn cho các dự án lớn ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến dựa trên tiềm năng của tỉnh.

Cùng với BIDV, các NH thương mại khác trên địa bàn đã và đang triển khai nhiều gói tín dụng hấp dẫn cho khách hàng là DN, với lãi suất ưu đãi cho DN có phương án SXKD khả thi, khả năng trả nợ tốt. Các NH cũng tập trung cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện tốt nhất cho DN.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Cư-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh Gia Lai, chương trình đã tạo điều kiện cho DN tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý để phục hồi và phát triển sản xuất-kinh doanh; qua đó nâng cao được năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của DN. Thông qua chương trình này, các NH đã nâng cao tính chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của DN để xem xét, thẩm định cho vay vốn, thể hiện sự sẻ chia khó khăn với DN trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, chương trình giúp NH đưa vốn vào nền kinh tế thuận lợi hơn, duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành.

Hiện dư nợ chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp đã chiếm 32% tổng dư nợ toàn ngành NH. Dự kiến từ nay đến cuối năm, các NH sẽ tiếp tục giải ngân vốn cho DN thực hiện các dự án như đã cam kết trước đó, tăng trưởng tín dụng từ chương trình sẽ còn cao.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.