Tiếp tục ưu tiên vốn cho doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong điều kiện tổng cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp, nhưng ngành ngân hàng vẫn đưa chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng đầu tư cho nền kinh tế ở mức 15-17%, trong đó doanh nghiệp được dành phần vốn lớn...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng toàn ngành. Nhiều chính sách đã hướng đến khu vực doanh nghiệp, trong đó cho vay ưu đãi lãi suất đối với các lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên như doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu, nông nghiệp-nông thôn, các doanh nghiệp có mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất..., nhờ đó doanh nghiệp có điều kiện đầu tư mở rộng phát triển sản xuất-kinh doanh.

Năm qua, các ngân hàng thương mại đã cho 314 doanh nghiệp thuộc nhóm lĩnh vực ưu tiên vay với dư nợ 4.061 tỷ đồng; đồng thời đã triển khai 92 gói sản phẩm ưu đãi cho khách hàng, trong đó có 519 doanh nghiệp được vay với số tiền 10.219 tỷ đồng. Thông qua việc triển khai chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp, đã cho vay mới được 12.209 tỷ đồng. Các ngân hàng cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất các khoản cho vay cũ cho 1.707 doanh nghiệp; đồng thời cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng với số tiền 1.689 tỷ đồng. Nhờ đó các doanh nghiệp có điều kiện tái cấu trúc về tài chính, vượt qua khó khăn, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong tổng dư nợ tín dụng 43.300 tỷ đồng, vốn cho doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi luôn được các ngân hàng dành phần lớn. Tuy nhiên, đánh giá kết quả tín dụng năm qua cho thấy, hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang trong giai đoạn phục hồi, tình hình tài chính yếu, chưa lành mạnh nên việc tiếp cận vốn vay còn khó khăn.  

Ông Ngô Văn Đốc-Giám đốc Chi nhánh Vietinbank Gia Lai cho biết: Các ngân hàng thương mại đã và đang đồng hành cùng doanh nghiệp, bằng những chính sách như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, ưu đãi lãi suất cho vay để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Hiện chi nhánh cho vay kinh doanh cao su chỉ ở mức 5%/năm nhưng doanh nghiệp vẫn không nhận vốn. Ông dẫn chứng, các công ty thuộc Binh đoàn 15 vẫn còn tồn kho 30.000 tấn mủ, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam khoảng 15.000 tấn. Hàng tồn kho lớn nhưng bán ra thì lỗ. Rồi ngày 1- 4-2015, chấm dứt cơ cấu nợ cũng là vấn đề hết sức khó khăn cho doanh nghiệp.

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cũng đã đề cập đến vấn đề này tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2015. Ông cho rằng năm 2014 là năm diễn biến bi quan nhất của ngành cao su, có thời điểm giá rớt xuống còn chưa tới 30 triệu đồng/tấn. Song, theo quy luật chung của các nền kinh tế, trong một vài năm tới, tái cân bằng sẽ được lập lại, khó khăn sẽ giảm.
 

“Năm 2015, nước ta bắt đầu hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, vì vậy đây là cơ hội mang tính thách thức rất lớn với doanh nghiệp. Nếu không cải tiến, cơ cấu lại sản xuất kinh doanh thì sẽ “chết” ngay trên sân nhà. Do đó, ngành ngân hàng cần có lộ trình để giúp các doanh nghiệp trong việc chuẩn bị tâm thế hội nhập”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cho biết.

Khoảng 105.000 ha cao su, 80.000 ha cà phê, 14.000 ha tiêu, 20.000 ha điều, 50.000 ha mía, mì các loại... là tiềm năng lớn cho sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, tác động của bối cảnh kinh tế làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Ngành ngân hàng cũng đã có những giải pháp, định hướng đầu tư phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tương ứng với dư nợ tăng khoảng 7.300 tỷ đồng. Vốn sẽ đầu tư khai thác tiềm năng, trong đó tập trung vào các chương trình trọng tâm, trọng điểm, các ngành lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao như các loại cây công nghiệp, chế biến nông-lâm sản... để đầu tư phát triển, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh khoảng 12,98% trong năm nay.

Để đồng vốn được hấp thụ tốt, các ngân hàng thương mại đã đưa ra nhiều giải pháp nghiên cứu triển khai chương trình cho vay thí điểm đối với các dự án lớn theo mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất, triển khai chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, chính sách cho vay tái canh cây cà phê... Song, vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay là phải có vốn đầu tư trung-dài hạn mới tăng được năng lực cạnh tranh, còn nếu vay ngắn hạn thì chỉ giải được bài toán vốn lưu động chứ chưa có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất-kinh doanh.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.