Ưu tiên vốn cho doanh nghiệp có dự án đầu tư hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội nghị kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp năm 2014 là hoạt động cụ thể hóa ý kiến chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý để duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chương trình này giúp các ngân hàng thương mại đưa vốn vào nền kinh tế và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%/năm 2014; nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các ngân hàng thương mại đối với cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện tinh thần chia sẻ khó khăn với khách hàng doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Điểm nhấn đáng chú ý là sau khi kết thúc hội nghị, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT-Chi nhánh Gia Lai (Agribank GL) đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng với 2 đối tác truyền thống: Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEC) và Công ty cổ phần Thủy điện Gia Lai (GHC). Theo thỏa thuận, Agribank GL thống nhất đầu tư tín dụng cho GEC trong giai đoạn 2014-2018 là 1.021 tỷ đồng để đơn vị này đầu tư phát triển các dự án thủy điện La Hiêng 2, thủy điện Bảo Lộc, thủy điện Krông Pa 2, khu sản xuất Diên Phú và cải tạo lưới điện khu vực Chư Prông. Đối với GHC, Agribank GL cam kết đầu tư 200 tỷ đồng để đơn vị xây dựng Nhà máy Thủy điện Plei Keo công suất 8 MW, đầu tư công trình Nhà máy Thủy điện H’Chan. Tiếp nối Agribank, các ngân hàng thương mại khác đã chủ động đưa ra hơn 70 gói sản phẩm với lãi suất ưu đãi, linh hoạt và phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân... Những động thái khá tích cực trên cho thấy, không riêng doanh nghiệp cần nguồn vốn mà phía ngân hàng cũng đã chủ động chuẩn bị tìm kiếm đối tác để đưa vốn ra thị trường, xây dựng các mối quan hệ cung-cầu thực sự mang lại hiệu quả.   

Đối với vấn đề lãi suất, theo đánh giá từ phía Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện nghiêm cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện nay, lãi suất huy động VND được áp dụng phổ biến ở mức 5-6%/năm đối với kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng, 7-8% đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 10%/năm, cho vay trung dài hạn ở mức 11-12%/năm. Các tổ chức tín dụng cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ cho 60.708 khách hàng với dư nợ là 19.707 tỷ đồng. Hiện nay, dư nợ lãi suất từ 13% trở xuống chiếm đến 96,8% tổng dư nợ, dư nợ lãi suất trên 13% chỉ còn 3,2% tổng dư nợ (1.111 tỷ đồng), giảm 1.794 tỷ đồng so với đầu năm 2014 (tỷ lệ giảm 5,4%).

Về tín dụng, các ngân hàng thương mại đã tích cực rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi phù hợp, đồng thời giúp khách hàng có thêm nguồn lực để vượt qua giai đoạn khó khăn. Tính đến ngày 30-6-2014, các ngân hàng thương mại đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng với số tiền là 2.464 tỷ đồng; thực hiện cho vay ngắn hạn đối với 5 nhóm lĩnh vực ngành kinh tế ưu tiên với doanh số đạt 4.527 tỷ đồng/19.381 lượt khách hàng. Kết quả ban đầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong hoạt động ngân hàng khi tín dụng đạt mức tăng trưởng 4,5% so với cuối năm 2013 và tăng gần 1% so với bình quân chung cả nước; huy động vốn đạt khá, tăng 13,2% so với cuối năm trước.  

Ông Nguyễn Văn Cư-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh nhấn mạnh: Chúng tôi sẽ tiến hành ký kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, có sự chứng kiến của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đứng chân; tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét, phân tích tình hình doanh nghiệp từ đó có biện pháp, chính sách hỗ trợ đầu tư phù hợp. Chỉ đạo điều chỉnh lãi suất phù hợp, đặc biệt đẩy mạnh cho vay 5 nhóm, lĩnh vực ưu tiên-trong đó ưu tiên cho doanh nghiệp lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp-nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chương trình như tái canh cà phê, chương trình cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch nhằm giúp cho doanh nghiệp, nhân dân có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là những dây chuyền chế biến hàng nông sản. Chúng tôi cam kết, những doanh nghiệp có dự án đầu tư hiệu quả thì không để thiếu vốn. 

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.