Phát triển nhóm cùng sở thích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong khuôn khổ dự án hỗ trợ tam nông, việc thành lập nhóm cùng sở thích (CIG) có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là bước đầu trong quá trình phát triển sinh kế cho người dân thông qua hình thức hợp tác tại cộng đồng, gắn với việc phát triển các chuỗi giá trị tiềm năng và việc thực hiện quỹ hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp vì người nghèo tại địa phương. Ở huyện Ia Pa, hình thức này đang được bắt đầu tập trung triển khai tại 6 xã dự án.

Nhóm CIG (Common Interest Groups) trong dự án hỗ trợ tam nông là một nhóm khoảng từ 5 đến 20 người, trong đó hộ nghèo và hộ khá cùng tham gia một cách tự nguyện, có cùng mục đích và chung mối quan tâm về lợi ích phát triển kinh tế, sinh hoạt theo những nguyên tắc, tiêu chuẩn đề ra và có vai trò nhất định trong nhóm.
 

DASU huyện và đại diện Ban phát triển xã cùng trao đổi, xây dựng chiến lược phát triển nhóm sở thích. Ảnh: Hồng Thi
DASU huyện và đại diện Ban phát triển xã cùng trao đổi, xây dựng chiến lược phát triển nhóm sở thích. Ảnh: Hồng Thi

Theo ông Tăng Hồng Tuấn-Phó ban Hỗ trợ Kinh doanh nông nghiệp (DASU) huyện Ia Pa, 6 xã vùng dự án của huyện gồm: Ia Kdăm, Chư Mố, Ia Tul, Kim Tân, Chư Răng và Pờ Tó, với tổng diện tích tự nhiên 78.697,1 ha, số dân là 27.262 người. Năm 2012, tổng số hộ nghèo của 6 xã là 3.016 hộ, chiếm 55,8%; tổng số hộ cận nghèo là 398 hộ, chiếm 7,4%. Điều kiện tự nhiên tại các địa phương này nhìn chung thuận lợi cho việc phát triển vùng sản xuất nông sản tập trung, đất đai tương đối bằng phẳng, phù hợp phát triển một số cây trồng hàng hóa như mì, mía, lúa và một số vật nuôi như trâu, bò, heo, dê…

Chị Huỳnh Thị Ngọc Thương-cán bộ chuỗi giá trị DASU huyện Ia Pa, cho biết: “Để thành lập các nhóm đồng sở thích, DASU huyện đã phối hợp với Ban phát triển xã trực tiếp xuống cơ sở vận động, tuyên truyền để người dân hiểu về quyền lợi và trách nhiệm trong việc tham gia vào dự án. Các nhóm được bà con đăng ký tham gia nhiều nhất là trồng mì và nuôi bò, bởi đây gần như là loại cây trồng, vật nuôi chính của địa phương. Tuy nhiên, một số người dân còn có tính ỷ lại, họ muốn dự án hỗ trợ 100% chứ không muốn phải vay thêm tiền; một số người khác thì lại muốn vay vốn từ dự án chứ không phải vay từ các đơn vị khác như ngân hàng hay Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…”.
 

Thị trường tiêu thụ là khó khăn hiện tại của các nhóm trồng mì. Ảnh: Hồng Thi
Thị trường tiêu thụ là khó khăn hiện tại của các nhóm trồng mì. Ảnh: Hồng Thi

Tại Hội thảo xây dựng chiến lược phát triển nhóm sở thích do Ban Điều phối dự án hỗ trợ tam nông tỉnh Gia Lai phối hợp với DASU huyện Ia Pa tổ chức vào sáng 31-7 vừa qua, DASU huyện cùng đại diện Ban phát triển của các xã dự án cũng đã tập trung thảo luận, rà soát cũng như đánh giá các ngành hàng tại địa phương có thể hình thành các nhóm sở thích; lập kế hoạch thực hiện và chính sách hỗ trợ qua từng năm; dự báo những rủi ro khi triển khai cũng như đề xuất phương pháp hỗ trợ kèm theo... Qua đó, cũng đã thống nhất xây dựng 74 nhóm sở thích tại 6 xã vùng dự án trong hơn 3 năm (2013-2016) thuộc các loại hình: chăn nuôi bò, dê, gà và trồng mì. Trong đó, xã đề xuất xây dựng nhóm đồng sở thích nhiều nhất là Pờ Tó với 14 nhóm, tiếp đến là Ia Tul và Chư Mố với 12 nhóm, xã Ia Răng ít nhất với 9 nhóm.

Anh Lê Duy Quân-cán bộ thị trường Ban phát triển xã Pờ Tó, bày tỏ: “Nhóm trồng mì sẽ là nhóm chủ đạo ở Pờ Tó bởi đây là loại cây trồng phổ biến ở địa phương, thời tiết thuận lợi, đất đai màu mỡ, người dân lại có kỹ thuật canh tác lâu năm. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ là một khó khăn lớn, dân thường bị thương lái ép giá”. Cũng đánh giá về tiềm lực của địa phương mình, ông Siu Sứ-chủ tịch UBND xã Ia Tul, nhận định: “Trồng mì và nuôi bò, dê là những thế mạnh tại Ia Tul, đất đai trồng trọt cũng phù hợp, đồng cỏ rộng… Thế nhưng dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi vẫn là nỗi lo lớn của người dân khi mà trình độ cán bộ thú y xã còn hạn chế và chưa thật sự tâm huyết với công việc”.
 

Bò là vật nuôi được hầu hết các xã dự án chọn để phát triển nhóm sở thích. Ảnh: Hồng Thi
Bò là vật nuôi được hầu hết các xã dự án chọn để phát triển nhóm sở thích. Ảnh: Hồng Thi

Trong thời gian tới, DASU huyện và Ban phát triển tại các xã dự án sẽ tiếp tục hướng dẫn cho bà con thành lập nhóm, sau đó là tập huấn kỹ thuật sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh nhóm; hỗ trợ các thiết bị sản xuất cần thiết, cung cấp cây con giống; tạo liên kết và cơ hội chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm với nhau; đồng thời giúp bà con tiếp cận với vốn vay cũng như thị trường tiêu thụ...

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.