Công an điều tra vụ có con với thầy lang khi chữa hiếm muộn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Công an huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đang điều tra việc vợ chồng anh Hùng tố cáo thầy lang 46 tuổi có hành vi cưỡng dâm khi điều trị hiếm muộn.

Thầy lang H. (bên trái). Ảnh: Báo Bắc Giang.
Thầy lang H. (bên trái). Ảnh: Báo Bắc Giang
Vợ chồng anh Hùng, chị Loan (tên nhân vật đã được thay đổi) lấy nhau năm 2015 nhưng lâu có con. Thấy nhiều người nói ông thầy lang tên là V.T.H ở xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn có khả năng chữa hiếm muộn nên cuối năm 2017, anh chị tìm gặp.
Sau 4 tháng theo thuốc và các biện pháp điều trị của ông H, chị Loan có thai rồi sinh con trai. Cháu bé có khuôn mặt giống mẹ và bên ngoại nên không ai nghi ngờ gì. Con được khoảng 2 tuổi, anh Hùng lại nhiều lần đưa vợ đến nhờ ông H khám chữa để sinh tiếp. Tháng 5.2021, chị Loan sinh thêm bé trai. Niềm vui vỡ òa, anh Hùng và gia đình coi ông H như ân nhân. Tuy nhiên, thấy con càng lớn càng có nhiều nét giống ông H mà không giống mình, anh Hùng lấy tóc đi giám định, kết quả xét nghiệm ADN của cả hai con "không cùng huyết thống".
"Chị Loan cho hay khi chữa bệnh, thầy lang yêu cầu chị vào phòng riêng để 'đả thông kinh mạch". Ban đầu, chị phản đối, yêu cầu gọi chồng chờ bên ngoài vào nhưng thầy lang không cho", người đại diện gia đình anh Hùng nói và cho biết, "Loan là người hiền lành, thật thà, không được lanh lẹ, vì nhận thức hạn chế, cả tin mới bị ông H lợi dụng".
Giữa tháng 8, vợ chồng anh Hùng gửi đơn tố cáo thầy lang H. Theo bản kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đối với yêu cầu giám định ADN, kết quả hai cháu bé đều "99,99% là con của thầy lang".
Khi nhận đơn trình báo, Công an huyện Lục Ngạn đã tổ chức đối chất. Trong khi thầy lang 46 tuổi thừa nhận "nhiều lần quan hệ tình dục" với chị Loan, nhưng lý giải chị khi đến điều trị đã "tha thiết xin con" nên giúp thì chị Loan nói ông này dỗ dành, bảo phải quan hệ cho "thông kinh mạch" để chữa bệnh. Thậm chí, ông H còn viết giấy hướng dẫn thời gian gần gũi với chồng, sắp đặt gối ngủ ở nhà... nhằm có con.
Cơ quan chức năng cho rằng, sự việc xảy ra khi chỉ có hai người nên chưa thể xác định lời khai của ai là sự thật. "Chúng tôi thấy bước đầu hành vi của thầy lang vi phạm Luật Hôn nhân gia đình, khám chữa bệnh không giấy phép. Sự việc có xử lý hình sự hay không cần điều tra thêm", lãnh đạo công an huyện Lục Ngạn nói.
Đại diện gia đình anh Hùng cho biết dù đau buồn khi biết sự việc nhưng cả nhà sẽ nuôi dưỡng và luôn yêu thương hai đứa bé. Gia đình chấp nhận công khai, tố cáo để đòi lại sự công bằng và không để những người đang "khổ sở vì vô sinh, hiếm muộn" gặp hoàn cảnh tương tự.
Ông Bùi Đức Văn, Chủ tịch UBND xã Hồng Giang (huyện Lục Nam) cho hay thầy lang H quảng cáo chữa vô sinh, hiếm muộn, sỏi thận, đau lưng... từ nhiều năm nay nhưng không có giấy phép. Chính quyền đã một số lần kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu dừng việc này.
VÂN TRƯỜNG (LĐO)

https://laodong.vn/phap-luat/cong-an-dieu-tra-vu-co-con-voi-thay-lang-khi-chua-hiem-muon-957511.ldo

Có thể bạn quan tâm

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.