Công an huyện Chư Pưh nỗ lực đẩy nhanh tiến độ cấp căn cước công dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để đảm bảo đúng tiến độ và chỉ tiêu cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử, Công an huyện Chư Pưh đã và đang nỗ lực hết mình đẩy nhanh tiến độ làm CCCD liên tục 3 ca trong ngày. Bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 24 giờ đêm vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật, ngày lễ.
Để nhân dân thấy được tiện ích của thẻ CCCD có gắn chíp điện tử. Trước đó, Công an huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tham mưu cho Ban chỉ đạo 986 của huyện chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành đoàn thể của huyện, đồng loạt  tổ chức công tác tuyên truyền trong nhân dân về lợi ích của thẻ thông qua hệ thống loa phát thanh, zalo, fabook, mạng xã hội…; bố  trí cán bộ tư pháp, lực lượng Công an các xã, thị trấn thường trực để hướng dẫn làm thủ tục cấp Căn cước công dân cho nhân dân; sắp xếp chỗ ngồi, bàn ghế, nước rửa tay, sát khuẩn,… đảm bảo tuyệt đối an toàn, thuận lợi, thông thoáng cho công dân khi đến làm CCCD. Cử cán bộ hệ thống chính trị các thôn làng đến từng nhà người dân để đôn đốc đi làm CCCD, đồng thời để nhân dân không phải di chuyển đi xa, Công an huyện đã cử các tổ công tác lưu động xuống từng thôn làng hoặc UBND cấp xã để cấp CCCD cho công dân. Với các cách làm sâu sát, sáng tạo và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống Chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của người dân nên tiến độ, sản lượng cấp CCCD ngày càng được nâng lên. Tính đến ngày 25/3/2021 Công an huyện đã hoàn thành được hơn 4000 hồ sơ cấp CCCD.
CBCS Công an huyện Chư Pưh tiếp nhận hồ sơ làm CCCD
CBCS Công an huyện Chư Pưh tiếp nhận hồ sơ làm CCCD. Ảnh: Quang Lê
Chư Pưh là huyện có người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao, bà con chủ yếu làm nông nghiệp và nương rẫy. Thời gian này đang vào mùa thu hoạch mỳ, tiêu, người dân đi làm từ rất sớm và trở về nhà khi đã tối mịt. Nhiều nơi, nhất là ở vùng sâu vùng xa, dân cư sống thưa thớt, đường sá đi lại cách trở. Một bộ phận người dân đã đi làm việc ở các tỉnh, thành phố khác. Điều này đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thực hiện cấp căn cước công dân trên địa bàn huyện.
Khó khăn nhất hiện nay trong công tác cấp căn cước công dân tại địa phương là việc lấy dấu vân tay. Đối với bà con đồng bào dân  tộc  thiểu số, hoạt động sản xuất nông nghiệp lâu năm đã khiến các ngón tay bị cứng, chai sạn, đường vân tay bị mờ, mòn nên công đoạn lấy vân tay chiếm nhiều thời gian. Mặc dù vậy nhưng tất cả CBCS trong các tổ công tác đều tràn đầy quyết tâm, nỗ lực sáng tạo  trong thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo hoàn thành việc cấp CCCD đúng tiến độ đề ra.
            QUANG LÊ

Có thể bạn quan tâm

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.