Không được hỗ trợ làm nhà ở vì thiếu sổ đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vì không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) nên gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (thôn Thủy Phú, xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) không được nhận hỗ trợ kinh phí xây nhà theo diện hộ nghèo, nhà ở tạm bợ.
Trong căn nhà gỗ tạm bợ diện tích chưa đầy 15 m2, bà Mai cho biết: Năm 2008, bà và ông Trần Văn Dũng (trú cùng thôn, hiện đã đi khỏi địa phương) mua chung 1 thửa đất của ông Rcom Krênh (làng Puối A, xã Ia Le). Trong đó, diện tích bà nhận chuyển nhượng là 300 m2. Từ đó đến nay, gia đình bà sử dụng ổn định, không xảy ra tranh chấp đất với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Đến năm 2014, ông Trần Văn Dũng được cấp giấy CNQSDĐ đối với diện tích nêu trên. Trong khi đó, bà Mai đã nộp hồ sơ nhiều lần nhưng chưa được giải quyết.
Bà Mai chia sẻ: “Năm 2020, UBND xã Ia Le xét duyệt cho gia đình tôi được nhận hỗ trợ 80 triệu đồng từ Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn để xây nhà theo diện hộ nghèo, nhà ở tạm bợ. Để nhận gói hỗ trợ này, tôi tiếp tục làm đơn đề nghị cấp giấy CNQSDĐ nhưng vẫn không được giải quyết. Nguyên nhân là do thửa đất tôi đang sử dụng ổn định nhiều năm đã được cấp giấy CNQSDĐ cho hộ bà Nguyễn Thị Bồng (hiện đã xuất cảnh đi Mỹ). Điều này thật phi lý khi giữa tôi và bà Bồng từ trước đến nay không hề có tranh chấp đất và đất cũng có ranh giới rõ ràng. Hiện gia đình 5 người phải sống tạm bợ trong ngôi nhà dột nát. Tôi mong ngành chức năng nhanh chóng giải quyết để tôi nhận được hỗ trợ làm lại nhà”.
Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết Mai hiện phải sống trong ngôi nhà tạm bợ. Ảnh: Quang Tấn
Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết Mai hiện phải sống trong ngôi nhà tạm bợ. Ảnh: Quang Tấn
Theo ông Lê Thanh Việt-Chủ tịch UBND xã Ia Le, gia đình bà Mai thuộc diện hộ nghèo, nhà ở tạm bợ. Năm 2020, từ nguồn hỗ trợ của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, UBND xã đã xét chọn hỗ trợ hộ bà Mai xây nhà. Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục thì phát hiện mảnh đất gia đình bà Mai đang ở chưa có giấy CNQSDĐ nên không thể nhận gói hỗ trợ này. Kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy, đất của bà Mai và các hộ liền kề đã được cấp giấy CNQSDĐ trùng lên nhau, sai vị trí (cấp từ năm 2001, khi còn thuộc huyện Chư Sê).
Trao đổi với P.V, ông Lê Việt Hưng-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Pưh-cho biết: Qua xác minh, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất các hộ liên quan thì việc cấp giấy CNQSDĐ cho gia đình các ông, bà: Nguyễn Thị Bồng, Nguyễn Đức Minh, Rcom Krênh trước đây là không đúng, có sự chồng lấn lên nhau và sai vị trí. Do đó, UBND huyện đã ra thông báo và tiến hành lập thủ tục thu hồi giấy CNQSDĐ của các hộ này. Sau đó, huyện sẽ tiến hành cấp lại giấy CNQSDĐ theo đúng quy định về vị trí, hiện trạng sử dụng đất hiện nay cho các hộ dân có liên quan. Sau khi hoàn thành việc này, Phòng sẽ hướng dẫn bà Mai làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định.  
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.