Chủ nhân bức tranh tường 'ba miền Việt Nam' dài 60 mét tại TP. HCM

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ruộng bậc thang Tây Bắc, Tháp Rùa Hà Nội và Tòa nhà Bitexco TP. Hồ Chí Minh, ba miền đất nước Việt Nam đẹp đến nao lòng trên bức tường dài 60 mét trước Trường mầm non Sapa - số 1 Nguyễn Hữu Cảnh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Trang Khoa, 22 tuổi và Tấn Lực, 20 tuổi, chủ nhân của bức tranh tường về cảnh đẹp ba miền đất nước dài hơn 60 mét.
Trang Khoa, 22 tuổi và Tấn Lực, 20 tuổi, chủ nhân của bức tranh tường về cảnh đẹp ba miền đất nước dài hơn 60 mét.



Những ngày tựu trường đầu tháng 9, đoạn đường Nguyễn Hữu Cảnh, P. Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh bừng sáng với loạt tranh vẽ về cảnh đẹp ba miền Tổ quốc, với những ruộng bậc thang hùng vĩ, em bé Sapa mím chặt môi vì giá lạnh cho đến những cánh rừng ngập mặn ở nơi cuối cùng đất nước, khiến ai đi qua cũng phải trầm trồ.

Bức tranh kéo dài đến hơn 60 mét, thuộc dãy tường của trường mẫu giáo Sapa. Đây là khu vực có nhiều khách du lịch, khách nước ngoài rảo bộ, đồng thời là cung đường từ quận Bình Thạnh đổ về trung tâm thành phố nên lưu lượng giao thông khá đông. Chính là lý do để nhóm hai bạn trẻ Trang Khoa (22 tuổi) và Nguyễn Tấn Lực (20 tuổi) bắt tay thực hiện dự án "Tranh tường ba miền Tổ quốc".

Nhắc lại một lần nữa, toàn bộ 60 mét tranh tường không phải do một đơn vị mỹ thuật thi công, cũng không phải do một nhóm họa sĩ, tình nguyện viên nước ngoài thực hiện. Tất cả đều chỉ do hai chàng trai rất trẻ đến từ TP.HCM tạo nên.

Trang Khoa (22 tuổi, chủ dự án) mất khoảng 1 tuần để lên ý tưởng và phác thảo các bức vẽ ra giấy. Sau đó cậu rủ người em thân thiết cùng trường Đại học là Nguyễn Tấn Lực bắt tay thực hiện. Sau hơn 1 tháng rưỡi, tác phẩm  hoàn thiện và đưa vào sử dụng để phục vụ cộng đồng.


 

Trang Khoa, chủ nhân dự án
Trang Khoa, chủ nhân dự án "tranh tường ba miền" đang miệt mài hoàn thiện tác phẩm



"Tại sao lại chỉ có hai anh em? Động lực nào giúp bạn tự tin hai bạn có thể thực hiện bức vẽ rộng lớn này?", tôi hỏi. Trang Khoa trả lời: "Mình là một người khá khó tính. Việc lên một dự án với số lượng người khá đông sẽ rất khó kiểm soát bố cục, nội dung, phong cách trình bày và nhiều vấn đề chuyên môn khác. Bản thân hai anh em làm việc chung một thời gian và mình rất ưng ý nên quyết định chỉ để hai anh em thực hiện".

 

Nguyễn Tấn Lực đang thi công một phần của bức tranh
Nguyễn Tấn Lực đang thi công một phần của bức tranh



Gạt chiếc mũ bảo hộ che quá nửa khuôn mặt, Tấn Lực hiền khô: "Em muốn làm để nâng cao khả năng vẽ tranh tường của bản thân, đồng thời muốn làm một điều gì đó cho cộng đồng và em tìm thấy điểm đó ở dự án này".

Sơn xịt là dụng cụ, cũng là chất liệu chính tạo nên những bức tranh cảnh đẹp quê hương. "Trong suốt quá trình thực hiện, nhiều người tò mò, thắc mắc chúng mình đang làm gì. Nhiều ánh mắt khó hiểu, nghi ngại dành cho chúng mình. Nhưng khi tác phẩm dần hoàn thiện, mọi người dành nhiều thiện cảm với tụi mình hơn", Tấn Lực nói tiếp.

"Graffiti saved my life" - cuộc sống đổi thay nhờ Graffiti

Trang Khoa bắt đầu đến với công việc họa sĩ Graffiti từ khoảng 8 năm trước, khi còn là một học sinh cấp 2. Khoa tình cờ thấy được một hình vẽ trên chiếc nón, bản thân cậu mặc dù không hiểu được ý nghĩa nhưng lại rất thích và tò mò bắt chước theo.

"Thời điểm đó, mình chủ yếu lên một số diễn đàn về bộ môn này như Viethiphop hay Graffitivn để gặp gỡ với những người bạn có cùng sở thích. Mặc dù có nhiều đàn anh hướng dẫn nhưng đa phần, cũng giống như mọi người, mình đều phải tự tập một mình".


 

"Graffiti giúp cuộc sống tôi thay đổi theo hướng tích cực"
"Graffiti giúp cuộc sống tôi thay đổi theo hướng tích cực"



Trang Khoa là gì? Tôi tự cho rằng đây là biệt danh riêng của chàng họa sĩ trẻ, có thể là ghép với tên một "người thương" nào đấy tạo nên. Nhưng không phải. Đó là tên thật, cậu có một tên đệm nhưng chỉ thích được gọi với hai từ ngắn gọn như vậy. Trang Khoa có bố mẹ đều là người Hoa.

"Kank" mới là biệt danh trước đây của Khoa. "Mặc dù có gốc Hoa nhưng em luôn nghĩ mình là người Việt nên nghĩ tại sao mình không để một cái tên Việt Nam nhỉ? Những sản phẩm nếu có dịp được đi đây đi đó, mình muốn bạn bè quốc tế biết rằng đây là một tác phẩm của một người Việt Nam".
"Họa sĩ graffiti không hẳn là một nghề, nhưng nó là công việc mà mình yêu thích. Trước đây mình rất nhút nhát, nhưng do việc đi vẽ đòi hỏi phải tiếp xúc với nhiều người nên bản thân cảm thấy chủ động hơn, mạnh dạn hơn, suy nghĩ cũng tích cực hơn nhiều khi ru rú trong phòng. Điều quan trọng là ngoại ngữ cũng được tập rành do giao lưu với nhiều anh em nghệ sĩ nước ngoài", Khoa tự hào nói về công việc đang làm.

Bỏ học đi vẽ tranh tường

Đang là sinh viên năm 4 trường Đại học Mỹ thuật TP. HCM, cậu quyết định nghỉ học và theo hẳn con đường trở thành một họa sĩ Graffiti chuyên nghiệp từ cách đây nửa năm. "Vẫn biết là đam mê, nhưng tại sao Khoa không cố gắng một năm nữa để hoàn thành chương trình đại học?", tôi thắc mắc.

"Đại học cũng như một môi trường định hướng, giúp ai chưa tìm được con đường của mình sẽ đi về đâu. Mình đã nhận ra bản thân mình cần gì và đi theo hướng nào là phù hợp nên việc tiếp tục có lẽ cũng không cần thiết. Nhất là ngành em học không liên quan nhiều đến graffiti".

 

Chàng nghệ sĩ trẻ quyết định nghỉ học Đại học để theo đuổi đam mê
Chàng nghệ sĩ trẻ quyết định nghỉ học Đại học để theo đuổi đam mê



Quay trở lại với bức tranh tường khổng lồ về cảnh đẹp ba miền đất nước ngay tại TP.HCM, Khoa và Lực không giấu nổi niềm vui và sự tự hào khi chứng kiến toàn bộ thành quả của mình.
Dự án nhận được sự hỗ trợ của ban quản lý trường mẫu giáo Sapa ngay từ những ngày đầu, đến nay khi tác phẩm hoàn thiện, con đường trước khu vực cổng trường như được khoác lên một chiếc áo mới tinh tươm và đẹp đẽ.

 

Một phần của bức tranh tường
Một phần của bức tranh tường
Con đường Nguyễn Hữu Cảnh ấn tượng hơn hẳn sau tác phẩm nghệ thuật vì cộng đồng
Con đường Nguyễn Hữu Cảnh ấn tượng hơn hẳn sau tác phẩm nghệ thuật vì cộng đồng
Nụ cười hạnh phúc của hai bạn trẻ
Nụ cười hạnh phúc của hai bạn trẻ



Tức cảnh sinh tình, còn nhớ câu thơ của nhà thơ Tố Hữu viết rằng “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”. Chợt nghĩ, giờ đây chẳng cần đi đâu xa, chỉ với vài phút đi bộ trên vỉa hè đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận 1, bạn đã được thăm cả dải đất hình chữ S, để thấy đất nước mình chưa bao giờ thân thương và gần gũi đến thế.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).