Phố Bên Đồi đưa Dốc Nhà Làng Đà Lạt 'Vào miền nghệ thuật'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những bức vẽ của các họa sĩ trẻ hé lộ “chân dung” Dốc Nhà Làng, một con dốc rất xưa cũ nằm ở trung tâm TP Đà Lạt, trong thời gian tới.

 Tác phẩm You and Me, tác giả Lê Thị Như Hoài
Tác phẩm You and Me, tác giả Lê Thị Như Hoài



Ngày 5-11, chương trình nghệ thuật Phố Bên Đồi 2019 công bố 14 tác phẩm vào vòng chung khảo cuộc thi sáng tác "Vào miền nghệ thuật".

Các tác phẩm đoạt các giải nhất, nhì, ba và khuyến khích sẽ được chọn để phóng tác lên không gian của Dốc Nhà Làng (đường Nguyễn Biểu, P.1, TP Đà Lạt).

Dốc Nhà Làng là một dốc hẻm nhỏ nối đường Trương Công Định - Phan Đình Phùng - 3 Tháng 2. Đây là con dốc nổi tiếng và hình thành sớm của TP Đà Lạt.

14 tác phẩm chung khảo được tuyển lựa từ 250 tác phẩm trẻ trung của các họa sĩ trẻ trong và ngoài nước.

Hiện các thành viên ban giám khảo đang tiến hành lựa chọn các tác phẩm xuất sắc và phù hợp nhất để phóng tác tại không gian Dốc Nhà Làng trong chương trình nghệ thuật Phố Bên Đồi 2019 chính thức diễn ra vào cuối tháng 12-2019.

Các tác phẩm đoạt giải sẽ được công bố ngày 11-11. Ngay sau khi được công bố, các tác phẩm này sẽ được vẽ lại lên không gian Dốc Nhà Làng, gồm: tường, lối đi, bờ taluy… chung với các họa sĩ đã thành danh.

Ban giám khảo bao gồm họa sĩ Lê Kinh Tài, họa sĩ Thế Thông, kiến trúc sư Đoàn Anh Khoa, kiến trúc sư Vũ Đức Chiến (sáng lập tổ chức ký họa đô thị Việt Nam Urbansketcher Vietnam).


 

 Tác phẩm Hương vị Đà Lạt, tác giả Đỗ Huyền My
Tác phẩm Hương vị Đà Lạt, tác giả Đỗ Huyền My



Là một trong những người tham gia quy hoạch không gian nghệ thuật cho Dốc Nhà Làng trong dự án "Vào miền nghệ thuật", họa sĩ Lê Kinh Tài cho biết: "Quy hoạch không gian và thực hiện các tác phẩm nghệ thuật trong không gian hiện hữu ở đô thị là việc không mới ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên ở Việt Nam thì hầu như chưa có những quy hoạch cụ thể.

Nếu có cũng gần như là những sáng tác tự phát của những nhóm nhỏ, họ "chiếm dụng" những khoảng tường trống trong đô thị để thực hiện những tác phẩm của mình. Đôi khi có những bức tranh rất hay, lại thiếu "view" nhìn.

Hay ngược lại, không thiếu những bức tranh thuộc dòng "tranh trong studio" lại được đem ra vẽ ngoài trời, các tính chất "hoành tráng" bị bỏ qua nên dù nhiều bức rất đẹp bỗng dưng bị mất hút dưới ánh mặt trời và bóng đổ từ các khối nhà trong không gian đô thị".

Kiến trúc sư Vũ Đức Chiến nhìn nhận: "Việc đưa các tác phẩm của các nghệ sĩ trong và ngoài nước lên không gian của đô thị Dốc Nhà Làng sẽ là một điểm nhấn trong đô thị. Đặc biệt Dốc Nhà Làng là một không gian đô thị đặc trưng của Đà Lạt.

Các tác phẩm được chọn phóng tác sẽ được điều chỉnh sao cho hài hòa, phù hợp với không gian, kích thước và bề mặt vị trí địa lý thực tế trên tổng thể dự án, tạo sự tương tác với người dân và du khách. Đồng thời, tên tác giả của các tác phẩm được phóng tác lên tường sẽ được ban tổ chức ghi nhận bên dưới tác phẩm".


 

 Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Liêm
Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Liêm
 Tác phẩm Hoa dã quỳ Đà Lạt, tác giả Nguyễn Đình Thanh Tùng
Tác phẩm Hoa dã quỳ Đà Lạt, tác giả Nguyễn Đình Thanh Tùng
Tác phẩm của Lữ Ngọc Bảo Thắng
Tác phẩm của Lữ Ngọc Bảo Thắng
Phố Bùi Thị Xuân - Nguyễn Văn Trỗi, tác giả Alessandro Zelger
Phố Bùi Thị Xuân - Nguyễn Văn Trỗi, tác giả Alessandro Zelger
 Phố Trương Công Định, tác giả Alessandro Zelger
Phố Trương Công Định, tác giả Alessandro Zelger
Tác phẩm Thiếu nữ K' Ho bên hoa dã quỳ, tác giả Huỳnh Thị Hằng
Tác phẩm Thiếu nữ K' Ho bên hoa dã quỳ, tác giả Huỳnh Thị Hằng
 Tác phẩm Đi sâu vào rừng, tác giả Bùi Ngân
Tác phẩm Đi sâu vào rừng, tác giả Bùi Ngân
0 Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Liêm
Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Liêm
Tác phẩm Đà Lạt trong mắt ai, tác giả Đinh Việt Anh
Tác phẩm Đà Lạt trong mắt ai, tác giả Đinh Việt Anh



MAI VINH (TTO)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...