Phố vắng em rồi!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với niềm đam mê, Phan Toàn đã cố gắng duy trì một địa điểm duy nhất còn lại sinh hoạt hàng tuần có tính chuyên nghiệp, nhưng cuối cùng lực bất tòng tâm, Cuội Acoustic cũng thưa dần những hoạt động âm nhạc của mình và cũng đành gần như chấm dứt.
"Mưa khuya hắt hiu xuyên qua mành, tình ngăn cách rồi..."-tôi xin mượn lời bài hát của nhạc sĩ Mạnh Phát để nói về tình cảnh chia xa giữa người yêu âm nhạc Pleiku và những đêm ca nhạc cuối tuần có tính chuyên nghiệp, thời gian vắng nhau cũng phải hơn 2 năm rồi, kể từ ngày tôi viết về sân chơi cuối cùng là quán cà phê Cuội Acoustic (62 Đống Đa, TP. Pleiku).
Lúc đó, tôi đã gọi chủ quán Cuội Acoustic là kẻ lì lợm trong âm nhạc. Với niềm đam mê, Phan Toàn đã cố gắng duy trì một địa điểm duy nhất còn lại sinh hoạt hàng tuần có tính chuyên nghiệp, nhưng cuối cùng lực bất tòng tâm, Cuội Acoustic cũng thưa dần những hoạt động âm nhạc của mình và cũng đành gần như chấm dứt.
Sự thiếu vắng kể trên trong 2 năm cũng đã đủ cho người yêu âm nhạc của Phố núi nhớ và mong. Nhiều khán giả chia sẻ với tôi, nghe nhạc phòng trà là một nét văn hóa lành mạnh và có ý nghĩa. Lúc ấy, bạn bè đến Pleiku thường được mời đi nghe các giọng hát hay bản địa, như là một cách giới thiệu về nơi mình đang sống, rất thoải mái, thân ái, đúng nghĩa thư giãn và chi phí lại phải chăng.
Thiếu vắng hoạt động này là điều đáng tiếc! Thu nhập của giới hoạt động âm nhạc thực ra gần như không ảnh hưởng gì khi Phố núi không còn các phòng trà, thu nhập chính của anh chị em phần lớn là thù lao ở các tiệc cưới, sự kiện... Tuy nhiên, có một nghịch lý là trong mảng mưu sinh đó, “tay nghề” không hề được họ quan tâm, có lẽ dù sao cũng chỉ là “phụ diễn”. Cùng với khán giả, họ cũng nhớ quay quắt các sân chơi bắt họ phải cẩn trọng trong từng làn hơi, mỗi ngón đàn trước những khán giả khó tính.
Thu Hồng-một giọng ca được cảm tình của nhiều người-chia sẻ: “Đó chính là cảm hứng và động lực để tôi cố gắng hát hết sức, không được xem nhẹ, hồi đó lỡ gặp sự cố khi biểu diễn là về nhà trăn trở, gần như không ngủ được”.
Hiện nay, những hoạt động có yếu tố âm nhạc ở Pleiku vẫn đây đó sáng đèn, nhưng khó có thể gọi là phòng trà đúng nghĩa khi người hát cũng là người nghe. Nói đúng hơn thì đây là những buổi sinh hoạt ca hát của những người ưa thích nhạc, họ đến, nghe và hát, đóng góp chi phí qua phần phụ thu, nó khác với phòng trà, ở các tụ điểm này khán giả trả tiền để được hát, đây là một niềm đam mê cần ghi nhận. Các ca sĩ như: Hồng Son, Phi Vân, Thu Hồng thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở quán Rạng Đông, Ngộ Coffee... vì theo họ, quá nhớ ánh đèn sân khấu.
Một đêm nhạc ở Cuội Acoustic (TP. Pleiku) trước đây. Ảnh: Nguyễn Sơn
Một đêm nhạc ở Cuội Acoustic (TP. Pleiku) trước đây. Ảnh: Nguyễn Sơn
Tối thiểu chi phí cho trang bị, nhạc công và nhiều thứ khác, nhưng gánh nặng đầu tư ban đầu và lượng khách không như ý gần như đã đẩy hầu hết các địa chỉ đang hoạt động vào tình trạng “cố cho qua ngày”. Không khí ảm đạm của hoạt động âm nhạc đã bắt đầu xuất hiện khoảng 4 năm trước và không chỉ ở Phố núi. Năm ngoái, tôi có dịp gặp và trò chuyện với người quản lý phòng trà Đồng Dao-một cái tên rất nổi tiếng ở Sài Gòn, anh than thở khá nhiều về việc không thể giải quyết ổn thỏa bài toán nghệ thuật và kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. 
Từ Tết Nguyên đán đến nay, sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 như đòn đánh bồi quyết định khi tất cả cần phải tuân thủ các quy định về phòng-chống dịch. Tôi không hề có ý định phân tích các nguyên nhân trước đó, nhưng chắc chắn không thuộc về những người trong giới hoạt động âm nhạc và khán giả khi cả hai đang có nỗi nhớ không hề nhỏ và rất mong mọi thứ lại hồi sinh.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...