Nhà văn Vũ Tú Nam - Một trong những người sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam qua đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

NSƯT Vũ Huy vừa thông báo, bố anh - nhà văn Vũ Tú Nam một trong những người sáng lập ra Hội Nhà văn Việt Nam đã trút hơi thở cuối cùng sáng 9-9, tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Nhà văn Vũ Tú Nam
Nhà văn Vũ Tú Nam


Nhà văn Vũ Tú Nam tên thật là Vũ Tiến Nam, sinh năm 1929 trong một gia đình nhà Nho tại Vụ Bản, Nam Định. Ông là em trai của nhà văn Vũ Ngọc Bình và nhà thơ Vũ Cao. Ngày nhỏ ông theo học trường Tiểu học Pháp - Việt ở thị xã Hòa Bình, sau đó lên Hà Nội tiếp tục học bậc Trung học.

Năm 1947, ông nhập ngũ. Nhờ khả năng viết văn, ông được phân công công tác tại báo Chiến sĩ. Năm 1950, ông được chuyển về công tác tại báo Quân đội nhân dân. Ông cũng là một trong những biên tập viên đầu tiên của tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Năm 1958, ông được chuyển sang công tác tại báo Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam và là một trong những người sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Tiếp đó, ông lần lượt công tác tại các vị trí: Thư ký tòa soạn báo Văn học (nay là báo Văn Nghệ), Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ, Giám đốc NXB Tác Phẩm Mới. Ông cũng được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam từ khóa I đến khóa IV và là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV.

Trong sự nghiệp văn học của mình, nhà văn Vũ Tú Nam để lại dấu ấn cho độc giả qua nhiều tác phẩm truyện, ký như: Bên đường 12, Quê hương, Nhân dân tiến lên, Sau trận núi Đanh, Ngày xuân, Giành lấy tương lai, Kể chuyện quê nhà, Thử thách thầm lặng, Sống với thời gian hai chiều, Mùa xuân tiếng chim, Hồi ức tình yêu…

Ông cũng là một cây bút dành nhiều trang viết cho thiếu nhi. Năm 1963, ông phát hành truyện Văn Ngan tướng công được nhiều người đón nhận và được nhà văn Liên Xô Marian Tkachov dịch sang tiếng Nga, xuất bản ở Liên Xô (cũ). Cũng từ tác phẩm này mà ông được mọi người đặt biệt danh Văn Ngan tướng công.

Với những đóng góp của mình, nhà văn Vũ Tú Nam đã được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001.

Lễ viếng nhà văn Vũ Tú Nam sẽ được tổ chức sáng ngày 12-9 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).


An táng tại nghĩa trang quê nhà huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Theo MAI AN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...