An nghỉ nhé "làn hơi không tuổi"!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cách đây nửa tháng, nghệ sĩ Huy Khải trải qua một cơn đột quỵ nhẹ, phải nhập viện, sau đó hồi phục rất nhanh và lại tiếp tục rong ruổi với tiếng kèn saxophone của mình. Cơn đột quỵ đó như báo hiệu về tình trạng sức khỏe của anh, một lão niên chuẩn bị bước qua tuổi 80. Biết vậy mà chiều hôm kia, được tin anh ra đi sau khi không qua khỏi lần tai biến thứ 2, tôi không khỏi sửng sốt và bàng hoàng.
Giới hoạt động âm nhạc và những người yêu quý tiếng kèn điêu luyện Huy Khải đã bày tỏ lòng thương tiếc về “biến cố đột ngột trong giới showbiz Gia Lai” này. Anh xứng đáng là người anh cả của họ về tuổi tác, nhân cách và niềm đam mê âm nhạc mãnh liệt. 
Huy Khải trở thành cư dân của Phố núi từ năm lên 10 tuổi khi theo cha mẹ từ xã Nhơn Lộc (huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) lên Tây Nguyên lập nghiệp vào năm 1955. Anh mê nhạc từ thuở đó và đặc biệt bị mê hoặc bởi tiếng kèn saxophone. Anh giải thích: “Nó hay lắm! Ma mị lắm! Lúc thì trầm uất nỗi thống khổ, lúc thì dồn dập tiếng hoan ca... Không mê nó sao được!”. 
Con đường đến với âm nhạc của Huy Khải không hề suôn sẻ. Bôn ba vào tận Sài Gòn tầm sư học đạo, mà thầy dạy kèn lúc ấy thì hiếm, được nhận làm trò là mừng lắm. Học hành không chính quy, chắp vá: 6 năm, 3 người thầy, 3 phong cách, nhưng niềm đam mê đã bù đắp tất cả để Pleiku có được một nghệ sĩ saxophone xứng đáng và hiếm hoi.
Nghệ sĩ saxophone Huy Khải. Ảnh: Nguyễn Sơn
Nghệ sĩ saxophone Huy Khải. Ảnh: Nguyễn Sơn
Nhớ anh, nghe lại tiếng kèn trong CD anh kịp thực hiện năm ngoái, có lẽ không cần phải một lần nữa thừa nhận cái điêu luyện của “làn hơi không tuổi” Huy Khải. Nhớ anh, lại càng quý tính tình hiền hậu, hòa đồng và khiêm tốn. Gần như anh không từ chối một lời mời nào nếu thu xếp được. Xa mấy anh cũng tự mình đến, từ chối mọi đề nghị đưa đón.
Có lần, anh nhận giúp vui cho một đám cưới ở huyện xa. Tiếng kèn anh như chìm nghỉm giữa những âm thanh mời chào của bia rượu. Tôi ái ngại và khuyên anh nên chọn lọc kỹ một chút những nơi cần mình thì anh trả lời đúng chất Huy Khải: “Ở mấy chỗ đó, họ cần có cây kèn để “làm màu” thôi. Mà “làm màu” được cho gia chủ vui là tui cũng vui lắm...”. Người ta mến anh cũng từ cái tính xởi lởi ấy.
Một mảng âm nhạc nữa của Huy Khải mà không phải ai cũng biết, đó là anh chơi rất hay đàn nhị và bầu, những nhạc cụ truyền thống của Việt Nam. Đây cũng là một sự kết hợp rất lạ trong anh. Một lần tôi đã nhận xét về anh: Một nghệ sĩ rất Tây mà cũng rất thuần Việt.
Lần cuối cùng tôi được trực tiếp nghe tiếng kèn của anh là ở buổi ra mắt tập tản văn “Đợi sương mù giữa phố” của tác giả Lữ Hồng. Tác phẩm “Thành phố buồn” (nhạc sĩ Lam Phương) được anh thể hiện sao mà da diết lạ. Lúc ấy, anh đã có vẻ yếu đi nhiều, nhưng chính anh gần như cũng chẳng quan tâm điều đó, vẫn cứ một mình một xe máy cũ mang tiếng kèn của mình đi khắp nơi. Cho đến khi kiệt sức.
Cuộc đời Huy Khải không hề nhàn nhã nhưng rất đẹp. Hạnh phúc của anh là được sống trọn, sống hết cho niềm đam mê âm nhạc nói chung và tiếng kèn saxophone nói riêng. Tiếng kèn ma mị ấy đã gắn chặt như một định mệnh. Đó thực sự là cuộc đời đẹp của một nghệ sĩ. An nghỉ anh nhé! Mọi người sẽ luôn nhớ anh, nhớ “Hạ trắng”, nhớ “Thuở ấy có em”, nhớ “Thành phố buồn”... rất riêng với “làn hơi không tuổi”.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...