Trần Lực vào vai Trịnh Công Sơn tuổi trung niên trong 'Em và Trịnh'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nam diễn viên phải trải qua một tháng thử thách gồm ăn kiêng, giảm cân, tập nói tiếng Pháp, giọng Huế… trước khi được nhận vai.

 Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn (trái) và nghệ sỹ Trần Lực (phải). (Ảnh tư liệu và ảnh của đoàn làm phim)
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn (trái) và nghệ sỹ Trần Lực (phải). (Ảnh tư liệu và ảnh của đoàn làm phim)


Sau hơn nửa năm tuyển diễn viên, ê-kíp của "Em và Trịnh" đã công bố hai gương mặt sẽ vào vai cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn: nam diễn viên trẻ Alvin Lu (Lương Anh Vũ) và nghệ sỹ ưu tú Trần Lực.

Vào vai Trịnh hồi trẻ, Alvin Lu nhận được sự hưởng ứng từ gia đình nhạc sỹ. Tuy nhiên, khán giả lại có nhiều ý kiến trái chiều về mức độ giống-khác trong tạo hình của anh, phân vân liệu anh có toát lên được thần thái của Trịnh Công Sơn hay không.

Song đối với nghệ sỹ ưu tú Trần Lực, người hâm mộ dường như ủng hộ ngay lập tức nhờ sự tương đồng trong dáng vẻ và nét mặt. Để có dáng người dỏng cao, ông đã giảm 10 cân và nuôi tóc dài để trông giống Trịnh Công Sơn hơn.

Kèm với đôi mắt trầm tư sau cặp kính, cùng thần thái của một diễn viên gạo cội, Trần Lực đã chiếm được cảm tình và niềm tin của người hâm mộ.

 

Alvin Lu nhận nhiều hoài nghi khi nhận vai Trịnh thời trẻ. (Ảnh của đoàn làm phim và ảnh tư liệu)
Alvin Lu nhận nhiều hoài nghi khi nhận vai Trịnh thời trẻ. (Ảnh của đoàn làm phim và ảnh tư liệu)


Trước đó, đoàn làm phim đã ráo riết tìm kiếm ứng cử viên phù hợp từ cả trong nước lẫn Việt kiều đang sinh sống tại nước ngoài, đi dự nhiều buổi hòa nhạc để tìm gương mặt nghệ sĩ có ngoại hình giống nhạc sĩ Trịnh Công Sơn… nhưng chưa thành công.

Ê-kíp cho biết thêm rằng trong lần đầu tới thử vai, Trần Lực có dáng vẻ mạnh mẽ, mái tóc ngắn và nói giọng Bắc nên chưa thực sự phù hợp vai Trịnh. Tuy nhiên, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chia sẻ rằng anh thấy tò mò và cảm nhận được yếu tố đặc biệt ở người nghệ sỹ này.

Sau một tháng thử thách, Trần Lực không chỉ thay đổi vẻ ngoài, ông còn học nói tiếng Pháp và bắt chước giọng Huế. Khi trở lại, ông chứng minh cho khán giả thấy ê-kíp đã chọn được đúng người.

Kể từ khi bắt đầu tuyển diễn viên từ tháng 2 năm nay, “Em và Trịnh” đã thu nạp về những gương mặt trẻ như Alvin Lu (1995), ba cô gái Phạm Nhật Linh (sinh năm 2001), Hoàng Hà (1997), Lan Thy (1998) sẽ vào vai những người phụ nữ từng có ảnh hưởng tới các sáng tác của cố nhạc sỹ.


 

 Phạm Nhật Linh vào vai giọng ca xứ Huế Thanh Thúy. (Ảnh: Đoàn làm phim)
Phạm Nhật Linh vào vai giọng ca xứ Huế Thanh Thúy. (Ảnh: Đoàn làm phim)
 Hoàng Hà (trái) vào vai Dao Ánh, Lan Thy (phải) vào vai chị gái Bích Diễm.
Hoàng Hà (trái) vào vai Dao Ánh, Lan Thy (phải) vào vai chị gái Bích Diễm.


Dù tạo hình ban đầu của các diễn viên nhận nhiều ý kiến hỗn hợp về mức độ giống, phù hợp… dự án phim nhìn chung được sự quan tâm lớn từ người yêu điện ảnh nước nhà.

Nhà sản xuất của bộ phim là đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, con trai của cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng - một trong những người thân cận với Trịnh Công Sơn lúc sinh thời. Nguyễn Quang Dũng cùng Phan Gia Nhật Linh là bộ đôi đạo diễn-nhà sản xuất phía sau “Tiệc trăng máu,” nay đổi vị trí trong dự án phim về cố nhạc sỹ tài hoa sẽ được coi là yếu tố bảo chứng cho bộ phim sắp tới đây.

“Em và Trịnh” dự kiến lên rạp vào tháng 4/2021.

 

Nghệ sỹ ưu tú Trần Lực sinh năm 1963 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật tại Hà Nội. Cả đời gắn với truyền hình, điện ảnh, ông là đạo diễn của và từng đóng nhiều phim như "Chuyện nhà Mộc" (1998), "Tết này ai đến xông nhà" (2002), "Long Thành cẩm giả ca" (2010)...

Năm 2016, ông xây dựng và phát triển LucTeam-nhóm kịch tư nhân đầu tiên của miền Bắc, nổi tiếng với các vở "Quẫn," "Cơn ghen của Lọ Lem," gần đây nhất là "Bạch đàn liễu".


Theo Minh Anh (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...